ĐƠN GIẢN VÀ THUẦN KHIẾT - Trang 48

quan trọng. Giới và tuệ giống như tay trái và tay phải của ta. Nếu một
trong hai bàn tay bị dơ, thì bàn tay còn lại không thể tự kỳ cọ, lau rửa.
Chúng ta cần cả hai bàn tay để rửa sạch chất bẩn. Do đó ở đâu có giới, ở
đó có tuệ. Ở đâu có tuệ, ở đó có giới. Tuệ giúp chúng ta hiểu biết, còn
giới giúp ta buông xả, biết đủ, hủy diệt sự bám víu, nghiện ngập của
mình. Giới không chỉ giới hạn trong năm hay tám giới mà chúng ta đã
biết. Nó còn bao trùm cả những điều chi li nhất. Khi tuệ nhận ra điều gì
đó là nhân của khổ đau, chúng ta phải dừng lại, chúng ta phải xả bỏ.

Giới có thể rất chính xác và vi tế. Buông, xả bỏ, từ chối, cắt giảm và

hủy diệt; tất cả các hoạt động này là của giới. Đó là lý do tại sao giới và
tuệ đi với nhau như tay phải và tay trái. Chúng giúp nhau rửa sạch uế
nhiễm, để tâm chúng ta có thể trở nên trong sáng, sạch sẽ và an định.
Những lợi ích của giới và tuệ trở nên rất rõ ràng ngay trong tâm. Nếu ta
không có những dụng cụ này, cũng giống như ta thiếu tay hay chân.
Chúng ta sẽ không thể đi đến đâu. Chúng ta phải sử dụng dụng cụ của
mình – giới và tuệ để hủy diệt uế nhiễm. Lúc đó tâm ta mới được lợi ích.

Đó là lý do tại sao Đức Phật dạy chúng ta phải luôn rèn luyện giới,

định và tuệ. Qua sự luyện tập này, tâm ta sẽ tráng kiện. Nếu chúng ta
không rèn luyện, dụng cụ để diệt trừ khổ và uế nhiễm sẽ không được sắc
bén, sẽ không ích lợi nhiều. Chúng sẽ không thể chống chọi lại các uế
nhiễm. Các uế nhiễm có sức mạnh quỷ quái có thể thiêu đốt tâm ta trong
chớp mắt. Thí dụ, khi tâm đang yên tĩnh, bình lặng thì chỉ một xúc chạm
giác quan nhỏ cũng có thể làm bùng cháy ngay trong ta sự khó chịu hay
dễ chịu. Tại sao?

Sự xúc chạm giác quan là thước đo để xem chánh niệm của ta mạnh

hay yếu đến đâu. Đa phần là nó làm ta xao động. Ngay khi có sự xúc
chạm ở tay hay ở mắt, uế nhiễm phát khởi ngay. Như thế làm sao chúng
ta có thể chế ngự chúng? Làm sao ta kiềm chế được mắt? Kiềm chế được
tai, mũi, lưỡi, thân và ý? Làm sao để chánh niệm tỉnh giác có thể làm chủ
chúng? Việc đó tùy thuộc vào sự tu tập, đơn giản và thuần khiết. Tùy
thuộc vào chúng ta. Chúng ta phải tự quán chiếu, xét xem tại sao uế
nhiễm, ô trược có thể khởi lên quá nhanh chóng khi các căn vừa tiếp xúc
với các trần.

Thí dụ, chúng ta nghe ai đó phê bình một người nào khác. Ta có thể

lắng nghe mà không phản ứng. Nhưng nếu điều đó xảy ra cho chúng ta,
“Cô ấy thực sự đang chỉ trích tôi”. Ngay khi chúng ta vừa nghĩ đến ‘cái
tôi’, lập tức chúng ta thấy khó chịu và nổi giận. Nếu chúng ta chứa chất
nhiều ‘cái tôi’ này, chúng ta sẽ nhiều phen nổi giận. Điều này cho ta thấy
cái gì liên quan đến ‘ngã’ là khổ. Sự thật là như thế. Nếu không liên quan
đến ngã, chúng ta vẫn có thể duy trì được sự bình tĩnh. Khi người khác bị

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.