Không có gì khó khăn về việc thở. Không giống như các đề mục thiền
quán khác. Thí dụ, nếu chúng ta thực hành đề mục quán tưởng về Đức
Phật, hay buddho, chúng ta phải liên tục niệm buddo, buddho, buddho.
Thực ra, nếu muốn chúng ta có thể niệm buddhotrong tâm với hơi
thở vào-ra, nhưng chỉ ở những giai đoạn khởi đầu. Chúng ta
niệm buddhođể giữ tâm không suy tưởng về những vấn đề khác. Chỉ
niệm đi niệm lại như thế có thể làm suy giảm khuynh hướng rẽ sang
hướng khác, vì ở mỗi lúc tâm chỉ có thể hướng đến một thứ. Đây là điều
chúng ta phải nhận ra. Hành động niệm là để ngăn cản tâm không tác ý
và chạy đuổi theo chúng.
Sau khi chúng ta đã niệm thuần thục –chúng ta không cần phải đếm
bao nhiêu lần- tâm sẽ lắng đọng để ý thức đến hơi thở vào-ra. Tâm sẽ trở
nên yên tĩnh, xả, tự tại.
Đó là khi chúng ta tập trung vào tâm thay vì vào hơi thở. Hãy buông
xả hơi thở và tập trung nơi tâm – nhưng vẫn ý thức được hoạt động của
hơi thở. Chúng ta không cần để ý đến sự dài ngắn của hơi thở nữa.
Nhưng nên để ý đến tâm đang ở trạng thái tự tại với mỗi hơi thở vào-ra.
Hãy nhớ kỹ điều này để chúng ta có thể mang ra thực hành.
Tư thế: Để có thể tập trung vào hơi thở, tư thế ngồi tốt hơn là đứng,
đi hay nằm, vì cảm xúc đi theo với các tư thế khác có thể chế ngự các
cảm xúc của hơi thở. Đi làm cơ thể động đậy nhiều quá, đứng một thời
gian làm chúng ta mệt, và nếu tâm lắng đọng khi chúng ta nằm, thì
chúng ta dễ rơi vào giấc ngủ. Với việc ngồi, chúng ta có thể ngồi lâu
trong một tư thế và giữ cho tâm lắng đọng, vững chãi một thời gian dài.
Chúng ta cũng có thể quán sát sự vi tế của hơi thở và tâm một cách tự
nhiên và tự động.
Ở đây chúng ta có thể tóm tắt những bước trong thiền quán hơi thở
để cho chúng ta thấy tất cả bốn chi phần
[1]
đã được nói đến trong các
bản kinh có thể thực hành ngay lập tức như thế nào. Nói cách khác, liệu
ta có thể quán thân, thọ, tâm và pháp, tất cả trong cùng một thời tọa
thiền? Đây là một câu hỏi quan trọng đối với tất cả chúng ta. Nếu muốn,
chúng ta có thể theo sát các bước trong các kinh điển để phát triển uy lực
mạnh mẽ của thiền định (jhana), nhưng điều đó cần rất nhiều thời gian
nên không thích hợp cho những người lớn tuổi, không còn nhiều thời
gian.
Cái chúng ta cần là một phương cách tập trung ý thức vào hơi thở
đủ lâu để cho tâm trở nên vững chãi, rồi sau đó đi thẳng vào việc quán
chiếu xem làm sao mà tất cả các pháp đều vô thường, khổ và vô ngã, để
chúng ta có thể nhận ra chân lý của tất cả các pháp với mỗi hơi thở vào-