ĐƠN GIẢN VÀ THUẦN KHIẾT - Trang 53

rằng không có gì vững bền ở đó cả. Nó tự biến đổi từ giây phút này sang
giây phút khác.

Một khi chúng ta đã nhận thức được tính vô thường của thân –hay

nói cách khác, của hơi thở- chúng ta sẽ có thể cảm nhận các cảm giác vi
tế của lạc và khổ trong sở hữu thọ (realm of feeling). Vì thế giờ chúng ta
phải quán sát thọ, ngay cùng một nơi mà chúng ta đã quán sát hơi thở.
Dầu chúng có thể là những cảm thọ phát khởi từ sự yên tĩnh của thân hay
tâm, chúng cũng vẫn là vô thường trong cái tĩnh lặng đó. Chúng có thể
thay đổi. Vì thế các cảm giác luôn chuyển biến này trong sở hữu thọ thể
hiện tính chất vô thường trong và từ chính chúng, giống như hơi thở.

Khi chúng ta đã nhìn thấy sự biến đổi ở thân, biến đổi nơi thọ và cả

trong tâm, điều này được gọi là thấy Pháp – nói cách khác, thấy được vô
thường. Chúng ta phải hiểu điều này cho thật đúng. Thực tập chi phần
đầu tiên của thiền quán hơi thở cũng bao gồm cả bốn chi phần của thiền
quán hơi thở. Nói cách khác, chúng ta nhìn thấy sự vô thường của thân,
rồi quán chiếu đến thọ. Chúng ta thấy được sự vô thường của thọ, sau đó
quán tâm. Tâm cũng vô thường. Sự vô thường của tâm là Pháp. Thấy
được Pháp là thấy được tính vô thường này.

Khi chúng ta đã nhìn thấy được tính chất thật của tất cả mọi vật là

vô thường, thì hãy luôn nhớ đến tính vô thường đó, với từng hơi thở vào-
ra. Hãy thực hành như thế với tất cả mọi hoạt động của chúng ta để xem
việc gì sẽ xảy ra tiếp theo.

Điều sẽ xảy ra kế tiếp là xả ly. Buông bỏ. Đây là điều mà chúng ta

phải tự khám phá cho mình.

Phương pháp thiền quán hơi thở cô đọng là như thế đó. Tôi cho là

nó cô đọng, súc tích vì nó bao gồm tất cả mọi bước ở một nơi. Chúng ta
không cần phải thực hành từng bước. Chỉ tập trung vào một điểm, thân,
và chúng ta sẽ thấy tính vô thường của thân. Khi chúng ta nhìn thấy được
vô thường ở thân, chúng ta sẽ phải quán thọ. Thọ cũng phải bộc lộ tính
vô thường của nó. Sự nhạy cảm của tâm đối với thọ, hay tư duy, vọng
tưởng của nó, cũng vô thường. Tất cả mọi thứ đều luôn biến đổi. Đó là
cách để chúng ta biết về vô thường.

Nếu chúng ta có thể trở nên thiện xảo trong việc quán sát và biết

bằng cách đó chúng ta sẽ nhận diện được tính vô thường, khổ và vô ngã
của ‘tự ngã’ và chúng ta sẽ thấy được Pháp chân đế. Pháp luôn biến đổi,
giống như ngọn lửa đang cháy – cháy với vô thường, khổ và vô ngã- là
Pháp vô thường của tất cả mọi duyên hợp. Nhưng sâu hơn nữa, trong tâm
hay trong sở hữu tâm, là điều gì đó rất đặc biệt, vượt thoát khỏi tầm của
mọi ngọn lửa. Ở đó không có bất cứ khổ ưu nào. Chúng ta có thể nói
rằng ‘điều đặc biệt’ này nằm trong tâm, nhưng nó không thực sự ở trong

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.