ra. Nếu chúng ta có thể kiên trì thực hành như thế, không dừng dứt, thì
chánh niệm của chúng ta sẽ trở nên vững chắc, và đầy tự tại, giúp chúng
ta phát khởi tuệ giác, giúp chúng ta có được sự hiểu biết và cái thấy rõ
ràng.
Vì thế những gì tiếp theo đây chỉ là phần dẫn đến các bước thực
hành một hình thức quán niệm hơi thở cô đọng. Hãy trải nghiệm cho đến
khi chúng giúp ta có được trí tuệ nội tâm, trí tuệ của chính bản thân
chúng ta.
Khi chúng ta bắt đầu hành thiền quán hơi thở, việc đầu tiên chúng ta
cần nhớ là phải ngồi giữ lưng cho thẳng, và giữ chánh niệm vững chãi.
Thở vào. Thở ra. Hãy giữ hơi thở nhẹ nhàng, thông thoáng. Đừng gồng
tay chân hay bất cứ cơ khớp nào. Giữ thân ở tư thế phù hợp với hơi thở.
Lúc bắt đầu, thở vào, thở ra dài hơi, khá mạnh, dần dần hơi thở sẽ trở
nên ngắn –đôi khi hơi thở mạnh, đôi khi nhẹ nhàng. Sau đó thở vào, thở
ra ngắn trong khoảng mười hay mười lăm phút, rồi hãy thay đổi hơi thở.
Sau một lúc, khi chúng ta đã chú tâm chánh niệm vào đó, hơi thở sẽ
tự điều chỉnh. Hãy quán sát khi hơi thở thay đổi càng lâu càng tốt, sau đó
ý thức đến hơi thở vào-ra trọn vẹn, tất cả mọi cảm xúc vi tế. Đây là bước
thứ ba của chi phần đầu tiên: sabba-kaya-patisamvedi– tập trung vào
việc hơi thở ảnh hưởng đến toàn thân như thế nào bằng cách quán sát tất
cả những cảm nhận về hơi thở ở các bộ phận của thân, đặc biệt những
cảm nhận liên quan đến hơi thở vào-ra.
Từ đó chúng ta tập trung vào sự cảm nhận hơi thở ở bất cứ điểm
nào. Khi chúng ta thực hành đúng như thế trong một thời gian khá dài,
thì thân – hơi thở - sẽ dần trở nên tĩnh lặng. Tâm sẽ trở nên an tĩnh. Nói
cách khác, khi phẩm chất của hơi thở trở nên nhẹ nhàng, đồng thời sự
chú tâm không xao lãng của chúng ta cũng lắng dịu, hơi thở sẽ trở nên
càng nhẹ. Tất cả mọi cảm giác nơi thân dần trở nên càng lúc càng vi tế
và yên tĩnh hơn. Đây là bước thứ tư, sự tĩnh lặng của thân hành.
Ngay khi điều đó xảy ra, chúng ta bắt đầu ý thức đến các cảm thọ
phát khởi cùng với sự tĩnh lặng của thân và tâm. Dầu đó là cảm giác dễ
chịu, khinh an hay bất cứ gì, chúng hiện ra khá rõ ràng để chúng ta có thể
quán chiếu chúng.
Những giai đoạn mà chúng ta đã trải qua –theo dõi hơi thở vào-ra,
ngắn hay dài – khá đủ để chúng ta nhận thức rằng hơi thở là vô thường –
dầu có thể là chúng ta chưa tập trung vào ý tưởng đó. Hơi thở luôn thay
đổi, từ vào dài và ra dài, đến vào ngắn và ra ngắn, từ mạnh đến nhẹ, vân
vân. Điều này sẽ giúp chúng ta có thể giải mã được hơi thở, hiểu được