ĐƠN GIẢN VÀ THUẦN KHIẾT - Trang 57

Nếu chúng ta đã lầm lạc trong việc chấp nhận nguyên tắc “Càng có

nhiều, tôi càng hạnh phúc”, là chúng ta đặt mình dưới sự sai khiến của
Ma Vương. Nhưng giờ chúng ta đã là đệ tử của Phật, làm sao lại có thể
để mình rơi vào hoàn cảnh đó? Nếu ta bắt gặp bất cứ tâm tham ái mạnh
mẽ nào khởi lên trong ta, thì chỉ có cách thoát ra là hãy buông bỏ nó.
Hãy buông bỏ đối tượng! Trong bất cứ hoàn cảnh nào chúng ta cũng
không được chiếm hữu vật gì một cách gian dối. Chúng ta cần khẳng
định rõ là: Bất cứ ai sống trong một cộng đồng tôn giáo mà hành xử như
thế thì sẽ ngày càng lún sâu trong tội lỗi, vì người đó không biết xấu hổ
hay sợ quả xấu của mình. Nếu không có hai nguyên tắc căn bản này làm
nền tảng, thì làm sao chúng ta có thể xây dựng tăng đoàn trong cộng
đồng tu học của mình? Dầu có giỏi đọc tụng kinh điển, nhưng nếu chúng
ta không thể sửa những lỗi cơ bản này, thì tâm sẽ không biết đâu là giới
hạn của tham ái. Tâm sẽ trở nên tha hóa – hay ít nhất, căn bệnh của nó sẽ
càng trở nặng. Vậy chúng ta có thể làm gì để tẩy uế nó? Giao hữu với
những người rất ích kỷ chỉ làm cho căn bệnh trở nặng và phát tán nọc
độc của nó vào sâu hơn trong tâm.

Tâm tham này người ta thường giấu kín và không thích bàn tới. Đó

thực sự không phải là đề tài dễ nói, vì nó hàm chứa bao lắt léo, gian
manh. Chỉ khi nào chúng ta sử dụng chánh niệm tỉnh giác trong việc tự
quán chiếu thì ta mới có thể biết được những lọc lừa của tham và uế
nhiễm. Làm sao có thể hủy diệt chúng? Chắc chắn là không phải với tâm
nửa vời. Chúng ta phải hy sinh rất nhiều thứ. Nếu bất cứ thứ gì làm nẩy
sinh tâm ích kỷ, hãy buông xả. Mọi người không nên cố gắng lấy vào
càng nhiều càng tốt, thay vào đó hãy khuyến khích nhau cho ra càng
nhiều càng tốt. Nếu không, tâm sẽ bị nhiễm bệnh vì chúng ta tự trây vào
mình bụi bẩn và căn bệnh của ích kỷ. Vậy thì ai có thể đến để cứu chữa
cho chúng ta?

Hãy nhớ điều này khi chúng ta quyết định quán sát căn bệnh chết

người này trong tâm, vì sẽ không có ai muốn nói với chúng ta những
điều này. Dầu cho kẻ khác cũng đầy rẫy loại vi trùng này, họ thích nói
đến những chuyện khác hơn. Thỉnh thoảng ta có bố thí của cải vật chất
thì điều này cũng khá dễ làm, nhưng để từ bỏ ‘cái tôi’ thì vừa nghiêm
trọng vừa rất khó làm. Dầu vậy, nó cũng đáng công của chúng ta, vì ngã
tưởng là nguồn gốc duy nhất của tất cả mọi khổ đau. Nếu gốc rễ của nó
không bị hủy diệt, thì nó sẽ đâm chồi và nở rộ. Vì thế chúng ta phải quay
nhìn vào nội tâm để nắm bắt nó.

Đức Bổn Sư đã đề ra bốn nhu cầu cho các tu sĩ đó là: y áo, đồ ăn

khất thực, trú xứ và thuốc men. Ngài dạy rằng nếu những thứ này không
được coi chỉ như là những hỗ trợ vật chất, những yếu tố vật lý hoàn toàn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.