ĐƠN GIẢN VÀ THUẦN KHIẾT - Trang 58

vô ngã, thì chúng là lửa nóng. Chúng ta dầu không phải là tu sĩ, mà có
thể chỉ là những kẻ sơ cơ trên con đường đạo, nhưng nếu chúng ta đã
thực sự quyết tâm hủy diệt các uế nhiễm và ngã tưởng, thì cũng chẳng
hại gì để thực hành những điều này. Nếu không, hãy nghĩ xem uế nhiễm,
tham ái, chấp thủ, ngã tưởng sẽ phát triển tràn lan như thế nào.

Vì thế chúng ta phải chọn lựa: hoặc cứ theo con đường cũ của mình

hay cố gắng hướng đến việc diệt tận ngã tưởng. Điều này tùy thuộc nhiều
vào sự quan tâm của cá nhân chúng ta. Hướng vào nội tâm để tự quán
chiếu là đi ngược dòng, nhưng nếu chúng ta cố gắng, dầu chỉ một ít, thì
ích lợi cũng sẽ rất lớn lao. Khi chúng ta có thể thực sự nhận ra được
mánh lới của cái ngã trong việc kéo chúng ta sâu xuống trong khổ đau,
và có thể diệt nó từng lúc, thì phần thưởng chúng ta nhận được sẽ là vô
giá.

Nếu thất bại trong việc diệt tận cái ngã, thì hạt giống khổ đau triền

miên đã được gieo trồng và sẽ tăng trưởng. Và nếu chúng ta không
hướng vào bên trong để quán sát cái ngã, thì khổ đau sẽ tăng trưởng theo
cấp số nhân. Dầu chúng ta có thể đọc tụng kinh điển làu làu, hay khéo
dạy người khác như thế, tâm chúng ta vẫn hoang mang, ô uế. Nhưng khi
chúng ta có thể nhìn thấy tất cả các uế nhiễm một cách rất rõ ràng, chúng
ta sẽ cảm thấy ghê tởm lòng tham ái của mình. Chúng ta sẽ bắt đầu
buông bỏ vật chất và tập hy sinh – dầu có khó khăn đến mấy - chứ không
để khổ đau xảy ra. Bằng cách này, mỗi hành động hy sinh nhỏ sẽ tạo ra
phấn khích cho tâm, cho đến khi nó đạt được toàn thắng.

Những người có tính bỏn xẻn - một uế nhiễm - không thể buông bỏ

thứ gì. Họ ngại phải tự quán sát và công nhận rằng họ mắc phải căn bệnh
nặng đã được kê khai trong Mười Sáu Điều Bất Thiện (Upakkilesa)
một số các giới luật khác. Nếu chúng ta thường xuyên quán sát bản thân
một cách thấu đáo, thì các uế nhiễm đó sẽ không dám lộ mặt; nhưng nếu
chúng ta bất cẩn, các uế nhiễm sẽ trở nên mạnh mẽ và có khả năng tạo ra
những hành động ích kỷ nhất và đáng ghê tởm nhất. Lúc đó hẳn là ta sẽ
cảm thấy dễ dàng để biện minh cho việc sử dụng các tài sản chung cho
mục đích cá nhân của mình. Khi ta quay vào bên trong, luôn cố gắng
quán sát tâm, buông bỏ những bám víu nhỏ mọn, thì dầu ta làm gì, đó
cũng là Pháp – người bạn sẽ theo ta trong sinh, già, bệnh và chết. Một
khi ta đã bứng được gốc rễ của tâm ích kỷ, ta có thể giúp đỡ người khác
mà không ngại khó. Khi thoát khỏi được ngã tưởng, chúng ta thực sự
đang đi trên con đường cao thượng.

Việc hành Pháp đòi hỏi một kỷ luật cơ bản trong cuộc sống thường

ngày. Không có sự ổn định đó ta khó mà tu tập. Hành vi thô tháo sẽ giúp

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.