không thực sự có tuệ giác trong tâm, thì uế nhiễm, khổ không thể nào bị
hủy diệt.
Khi cái biết chân thật tiến sâu vào tâm, nơi tham ái luôn phát khởi
và là nơi các chướng ngại cản trở Pháp lưu trú. Chỉ khi nào chúng ta có
thể ngăn những thứ này tạo hình thì lúc đó chúng ta mới có thể thấy được
bản chất của tâm không còn bị thiêu đốt, bị khổ não bởi tham ái. Điều
này chúng ta có thể thấy được bất cứ lúc nào – khi chúng ta tập trung cao
độ và với tất cả sự kiên trì. Chúng ta có thể nhìn thấy nhiều thứ khác, thì
tại sao chúng ta không thể thấy điều này chứ? Hãy nhìn cho kỹ, chắc
chắn là chúng ta sẽ thấy! Nhưng nếu chúng ta muốn hiểu biết thêm sâu
sắc, chúng ta phải biết cách nhìn cho đúng. Nếu không, chúng ta sẽ
không thấy gì cả. Nếu chúng ta bám víu vào sự vật – bấp chấp những
nguyên tắc căn bản của cái biết chân chánh – và cố gắng đi thẳng đến
chân lý, thì mọi sự sẽ tréo ngoe, và yếu tố của lòng tự mãn hay một thứ
gì đó đại loại như thế sẽ len lỏi vào.
Con đường an toàn duy nhất là quán sát sự sinh diệt của sự vật – chỉ
quán sát và biết mà không chấp vào. Vì thế hãy quán sát! Đó là con
đường đi đến giải thoát khỏi sự bám víu. Đức Phật đã dạy, “Hãy coi thế
giới này như trống không”. Đó là cách chúng ta phải làm để xem xét
những suy tư của ta khi chúng phát khởi rồi qua đi: đó là sự trống không.
Khi tâm thực sự hiểu được tính vô thường của sự vật – các ảo tưởng
trong cuộc đời và những mối bận tâm của ta - nó không còn bám vào
chúng nữa. Đây là tâm trống không. Tâm giải thoát. Có nhiều mức độ
của sự trống không này, nhưng dầu chỉ một chút hương vị của chúng
cũng rất ích lợi. Chỉ cần ta không chạy bám theo bất cứ thứ gì.
Tâm trống không, tâm giải thoát này, được gọi là vimokkha – sự
giải thoát chân thật và cuối cùng. Nó đã được diễn tả trong một trong
những bài kinh chúng ta hằng đọc tụng, Solasa Panhà (Kinh Tập:
Sutta Nipàta V): “Vimokkha không biến đổi”. Các mức độ của tâm trống
không mà biến đổi, không phải là vimokkha thực, vì thế ta phải luôn
quán sát ở mỗi mức độ và cố gắng đạt kết quả, là giải thoát khỏi bám víu,
bất chấp là ta còn phải trải qua bao mức độ trước khi đạt được tâm hoàn
toàn không biến đổi, không còn sự phán đoán hay bám víu vào bất cứ thứ
gì cả. Đó là con đường chân chánh để đi đến tuệ giác thâm sâu.
Mong rằng tất cả những ai hành Pháp cố gắng không mệt mỏi cho
đến khi tự bản thân chúng ta thấy và nhận biết chân lý.
---o0o---
Mối Quan Tâm Hàng Đầu