ĐƠN GIẢN VÀ THUẦN KHIẾT - Trang 64

Sự hoại diệt của thân và vật chất quanh ta không phải khó nhận biết,

vậy mà ta vẫn không để tâm đến. Các trạng thái tâm cũng luôn biến đổi,
vậy mà thay vì nhìn thấy điều này mỗi khi tiếp xúc với cảnh, với âm
thanh, chúng ta chỉ bám theo đối tượng, khiến ta càng lún sâu trong khổ
đau, phiền não.

Nếu chúng ta có thể mổ xẻ, quán chiếu sâu thêm về những trải

nghiệm của cảnh sắc, của âm thanh, mùi, vị, xúc chạm và suy tưởng, ta
sẽ nhận thấy tính chất luôn biến đổi, luôn sinh và diệt. Một định kiến cũ
đã qua đi như thế nào? Một quan điểm mới đã phát khởi, thay vào đó ra
làm sao? Những uế nhiễm đã áp lực tâm như thế nào để nó phát khởi tư
duy, vọng tưởng tràn lan không kiểm soát được? Nhưng chúng ta không
quan tâm đến những vấn đề này, vì thế ta lại thấy mình ngập tràn khổ
đau, căng thẳng khiến ta có lời nói, hành động đầy tham, sân và si mê.

Sự dày vò do uế nhiễm tạo ra – nóng hơn tất cả mọi thứ lửa nóng

nào - và chỉ có thể được dập tắt bằng sự tu tập, thực hành Phật Pháp.
Nhưng những kẻ phàm phu, tầm thường, dầu họ có bị thiêu sống cũng
hành động như thể họ mình đồng, da sắt, nên họ không hề để tâm. Họ
còn sung sướng, hài lòng với việc đuổi bám theo những thứ không nắm
bắt được như “tôi” và “của tôi”. Họ không nhận thức được rằng những
thứ họ yêu chuộng, bám víu luôn vuột khỏi tầm tay, luôn tàn hoại đi.

Chúng ta cần phải nhìn vào bên trong càng sâu thẳm càng tốt, để

cho chúng ta có thể nhìn thấy sự thật và không bị rơi vào ảo tưởng hay
chấp thủ. Chúng ta đọc trong các kinh tạng về những căn bệnh như là các
kiết sử hay sự tham đắm, nhưng chúng ta không quán sát bản thân để
xem xét những thứ này. Chúng ta có thể dịch và hiểu các thuật ngữ,
nhưng chúng ta không nhìn thấy rằng sakya (những quan điểm về sự xác
định cá nhân) là gốc rễ chính của tất cả những khổ đau, dày vò của chúng
ta. Chúng ta không chỉ giải mã sai lầm những sự thật rõ ràng, mà chúng
ta còn muốn giữ chặt lấy những quan điểm sai lầm của mình mà không
cần phải quán sát chúng. Đó là lý do tại sao tâm dày đặc vô minh.

Thông thường người ta biết rất, rất nhiều thứ, đôi khi đến chỗ mà họ

không thể ngồi yên và luôn phải tìm tòi những đề tài mới. Họ biết điều gì
tốt, điều gì đúng, họ biết tất cả mọi thứ! Bất cứ đề tài gì, họ cũng có thể
tìm ra một câu trả lời cho đến khi suy tư của họ chảy tràn khắp nơi. Đơn
giản là họ biết quá nhiều
. Loại hiểu biết này là tri thức đến từ uế nhiễm
và tham ái. Cách chữa trị cho nó là cái biết đến từ chánh niệm tỉnh giác,
nằm sâu trong chân lý của tâm. Nếu chúng ta để cho sự bám víu vào
vọng tưởng lan man được tự do tràn lan trong tâm thì tâm chúng ta sẽ bị
bào mòn và dần dần chúng ta sẽ bị khủng hoảng tinh thần. Rồi cuối cùng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.