không phải là thời điểm mà chúng ta cần phải quyết định để triệt hạ nó
tận gốc rễ sao?
Khi tâm phán đoán và bám chặt vào đối tượng mà nó ưa thích,
chúng ta cần phải quán chiếu để nhìn thấy sự tai hại và phiền não sẽ phát
khởi như là kết quả của lòng ham muốn đó. Sau đó so sánh sự bất ổn này
với tâm tự tại giải thoát khỏi mê lầm. Chúng ta cần phải tiếp tục quán
chiếu về hai trạng thái này: khổ đau và giải thoát khỏi khổ đau trong tâm
mình, để ý đến chúng trong từng hơi thở vào-ra. Nguyên tắc này đã được
đề ra trong các kinh, qua đó nhiều phương cách để quán sát và quán
chiếu đã được đề cập đến. Nhưng nếu chúng ta không thực sự áp dụng
chúng trong Pháp hành thì chúng không ích lợi gì cho chúng ta cả, không
cần biết là chúng ta đã đọc bản kinh đó bao nhiêu lần. Chúng ta sẽ vẫn
chỉ ngụp lặn trong bóng tối, không hiểu biết gì hết.
Để khám phá được căn bệnh này, chúng ta cần phải vun đắp chánh
niệm tỉnh giác, áp dụng chúng cho đến khi chúng trở thành một thói quen
vững chắc. Nếu chúng ta chỉ sử dụng chúng nửa vời và không thường
xuyên, chúng ta sẽ bị dính vào tự mãn và sẽ không bao giờ tiến bộ trong
quá trình tu tập. Chính sự tiến bộ này mới dẫn đến việc giảm thiểu được
tham ái, khổ và phiền não. Chúng ta phải tự khám phá điều này cho
mình: phương cách được biết đến nhiếu nhất để thực hành là quán chiếu
và quán sát sự vật không dừng dứt. Hãy để ý xem chúng ta phải làm thế
nào để có thể áp dụng sự thực hành quán chiếu trong đời sống hằng ngày
một cách tốt nhất.
Những người hiến trọn đời mình cho Phật Pháp bằng cách sống
thánh thiện chắc chắn phải thấu đáo điểm này. Việc hành Pháp đòi hỏi
chúng ta phải sử dụng chánh niệm tỉnh giác một cách thiết thực, giữ chặt
nó cho đến khi sự hiểu biết chân thật phát sinh. Chúng ta bắt đầu bằng
cách thực tập làm thế nào để quán sát, để những sự hiểu biết mới mẻ sẽ
phát sinh và thay thế cho vô minh. Khi nào tâm còn bị vô minh chế ngự
thì chúng ta không thể thư giãn hay tự tại. Chúng ta cần phải không
ngừng quan tâm đến việc thoát khỏi bất cứ điều gì mang đến khổ đau,
phiền não, và ý thức đến điều gì mang đến sự sáng sủa và rõ ràng cho
tâm.
Nếu chúng ta không làm thế, tâm sẽ có khuynh hướng bị lôi kéo bởi
những đối tượng giác quan quanh nó và sự tu tập của chúng ta cuối cùng
cũng chỉ là trên lý thuyết và ngôn từ. Sự thật là tâm không thực sự biết
cái gì với cái gì. Bất cứ sự tỉnh giác chân thật nào thực sự phát khởi
chúng ta không theo dõi. Chúng ta chỉ ngồi đó để mình bị cuốn trôi theo
những thứ ở bên ngoài và xao lãng thực hành, vì thế chúng ta cần phải
tìm sự tự tại, thực tập chánh niệm tỉnh giác để chúng có thể phát triển