ĐƠN GIẢN VÀ THUẦN KHIẾT - Trang 72

đê của ta được tốt đẹp, vững chắc, để tâm được vững chãi, tập trung, dầu
chúng ta ngồi, đứng, đi hay nằm xuống. Sự vững chãi này rồi sẽ giúp ta
đối phó với tất cả mọi thứ. Chánh niệm của ta sẽ trụ trên nền tảng của nó,
giống như chú khỉ bị buộc vào cột. Nó không thể chạy thoát hay quậy
phá. Nó chỉ có thể chạy loanh quanh cái cột mà dây buộc vào.

Tiếp tục huấn luyện tâm cho đến khi nó đủ thuần thục để lắng đọng

và quán sát sự vật, vì nếu tâm còn tán loạn, thì nó chẳng có ích lợi gì cả.
Ta phải rèn luyện tâm cho đến khi nó biết sự vững chãi nội tâm là gì.
Nếu ta lừng khừng, thiếu quyết tâm tu tập, tâm sẽ vướng mắc vào vọng
tưởng, vào những việc sinh diệt. Ta phải làm tâm dừng lại. Tại sao nó tác
hại như vậy? Tại sao nó vương vãi tứ tán như vậy? Tại sao nó cứ lang
thang mãi? Hãy đưa nó vào vòng kiểm soát! Bắt nó dừng lại, ổn định và
tập trung trở lại.

Ở giai đoạn này tất cả chúng ta đã tu tập đủ để đạt ít nhất chút

hương vị của thiền định. Bước kế tiếp là dùng chánh niệm để duy trì định
tâm trong tất cả mọi hoạt động, để dầu có lúc xao lãng, chúng chỉ kéo dài
trong chốc lát, chứ không biến thành những vấn đề lâu dài. Cứ tiếp tục
đóng trụ cọc cho đến khi chúng đủ vững chắc để đối đầu với chấn động
của các đối tượng bên ngoài, và cho đến khi các tâm tạo tác từ bên trong
lệch lối ra ngoài được bắt dừng lại.

Việc tu tập này thật sự không khó đến thế. Điểm quan trọng là, bất

kể ta lựa chọn đối tượng thiền quán nào, ta phải duy trì chánh niệm tỉnh
giác về trạng thái tâm định và xả. Khi tâm đi lạc ra ngoài đối tượng, ta
hãy cứ tiếp tục đưa tâm trở lại trung tâm. Dần dần tâm sẽ trụ vững trong
vị thế của nó. Chánh niệm sẽ trở nên liên tục, sẵn sàng để quán sát, truy
nguyên, vì khi tâm đã thật sự ổn định, nó có sức mạnh để biết sự việc bên
trong nó rõ ràng
. Nếu tâm thiếu tập trung, nó có thể đảo lộn mọi thứ hầu
lừa dối ta, nhảy từ vấn đề này sang vấn đề khác, từ vai trò này đến vai trò
khác. Nhưng nếu nó an định, nó có thể tiêu trừ mọi thứ tất cả phiền não,
tham ái và chấp thủ ở khắp nơi.

Như vậy, tựu trung lại là Pháp hành này đòi hỏi sự nỗ lực và kiên trì

để tập trung tâm. Một khi tâm đã vững chắc, nó có thể chịu đựng được
khổ đau, uế nhiễm mà không bị vấy bẩn, kích động, cũng giống như các
trụ đê có thể đương đầu với bão tố mà không lay chuyển. Ta phải biết rõ
ràng trạng thái tâm này để ta không chạy theo việc thích cái này, ghét cái
kia. Trạng thái này rồi sẽ trở thành khởi điểm để ta quán chiếu, truy
nguyên vấn đề hầu đạt được tuệ giác sâu xa để thấy rõ ràng thấu suốt,
nhưng ta phải chắc rằng sự tập trung của ta vẫn được duy trì. Sau đó, ta

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.