không?” Càng thể hiện sự quan tâm tới đối tác, bạn càng đem lại cảm
giác gần gũi và ấm áp.
Thể hiện khiếu hài hước cũng giúp khuấy động bầu không khí.
Tuy nhiên, bạn phải lưu ý những câu chuyện có thể xúc phạm tới
người nghe.
Hãy cho thấy bạn là một người thực hiện thương vụ, chứ không
phải phá hỏng thương vụ. Hãy thuyết phục đối tác bằng chính sự
chân thành của bạn và mong muốn đạt tới một thỏa thuận hữu nghị
cho cả hai bên.
Học cách ứng xử linh hoạt. Trong đàm phán, hiếm khi bạn đạt
được chính xác điều mình mong muốn. Gần đạt tới điều đó hay
thỏa thuận một phương án thay thế có thể chấp nhận được là tương
xứng với một chiến thắng hoàn toàn.
Tạo dựng uy tín. Nếu bạn hứa gọi điện cho đối tác, hãy nhớ thực
hiện. Nếu bạn nói rằng “chúng tôi sẽ gửi cho các ngài thông tin đó”
thì đừng quên điều đó. Cần ghi nhớ rằng luôn luôn có những yếu
tố bù trừ trong quan hệ giữa hai bên. Bạn sẽ không bao giờ lượng
hóa được những yếu tố đó. Không ai có thể yêu cầu một kg tình
bạn hay một thùng tính chính trực. Nhưng họ sẵn sàng đáp lại (dưới
dạng chấp nhận một nhượng bộ) nếu bạn thể hiện tình hữu nghị và
tính chính trực trong suốt quá trình đàm phán.
Thể hiện kiến thức về vấn đề chủ đạo
Có một hiện tượng thú vị mà tôi đã nhắc đến ở đầu chương này
là bạn có thể ghi rất nhiều điểm nếu thuyết phục được đối
phương rằng bạn có vốn kiến thức sâu sắc trong vấn đề này -
dù thực tế thì không, vì đối phương có thể đánh giá quá tầm hiểu
biết của bạn. Họ có thể từ bỏ một chiến lược đàm phán khi nghĩ