tiết cơ bản trong quá trình thực hiện kế hoạch. Ví dụ, bạn có thể
nói: “chúng ta sẽ áp dụng chính sách Nhu-Cương kết hợp. Sam,
tôi muốn anh vào vai người khó tính, không thể lay chuyển. Tôi
sẽ tỏ ra dễ tính hơn và đóng vai trò như một trung gian”. Việc sắp
xếp kịch bản cuộc đàm phán như thế nào là tuỳ thuộc vào bạn
nhưng đừng vội đàm phán khi chưa lên kế hoạch bạn định làm
những gì và nói như thế nào. Tuy nhiên, chiến thuật sẽ khác đi
nếu như bạn định phát triển một mối quan hệ lâu dài chứ không
phải chỉ trong thời gian ngắn. Quan hệ lâu dài cần chú trọng
vun đắp và xây dựng. Bạn có thể hơi công kích hơn một chút
trong những cuộc đàm phán thuộc về quan hệ ngắn hạn.
Tổng kết sau đàm phán
Việc tổng kết đánh giá ngay sau mỗi cuộc đàm phán là điều vô
cùng quan trọng. Đây là điều thật sự cần làm! Trong buổi tổng kết,
có thể đưa ra và trả lời những câu hỏi sau:
Đã đạt được mục tiêu đề ra chưa? Nếu chưa thì tại sao?
Điều gì là tốt và không tốt trong quá trình đàm phán?
Thay đổi gì cần phải được ưu tiên hàng đầu?
Lần tới sẽ như thế nào? Đã lên được lịch trình chưa? Những
nhiệm vụ đã phân công đã được triển khai chưa? Nếu chưa thì ai
sẽ phải thực hiện và vào khi nào?
Sau khi đã trả lời tất cả những câu hỏi này, ghi chép và lưu giữ tài
liệu, tránh nhầm lẫn và để có thể dễ dàng tham khảo khi cần.
Đàm phán qua điện thoại
Điện thoại là một phần của mọi cuộc đàm phán, nhưng đàm phán
qua điện thoại cũng có những điểm lợi và bất lợi riêng của nó. Lợi ích