ngài đang định giá tòa nhà ấy ở mức quá cao”. Lúc đó thì bạn
không thể bắt bẻ lại được những gì mà bạn không nhìn thấy.
Trong đàm phán điện thoại, các bên luôn có xu hướng đạt được
một thỏa thuận nào đó. Ngay trước khi gác máy, họ muốn cảm
thấy đã đạt được điều gì đó, thường là thống nhất được một
hay nhiều điểm.
Chìa khóa dẫn đến thành công trong đàm phán điện thoại là học
cách lắng nghe! Khi bạn trả lời một cuộc gọi, chỉ cần hỏi đối tác:
“Mục đích của cuộc gọi này là gì?”. Sau đó hãy thư giãn và chỉ cần
lắng nghe cẩn thận. Nếu bạn không nói, phía bên kia chắc chắn
sẽ phải nói. Luôn có những khoảng im lặng mà cả hai bên đều không
muốn. Sau khi đã lắng nghe và có được những thông tin cần
thiết, nói với phía gọi rằng bạn sẽ gọi lại cho họ. Điều này cho
phép bạn có khoảng thời gian cần thiết để đề xuất một câu trả lời
thích hợp.
Khi gọi lại, hãy chọn nơi yên tĩnh và vào khoảng thời gian phù hợp
để hạn chế sự chen ngang. Nên chuẩn bị sẵn sàng tất cả những tài
liệu cần thiết trước khi đàm phán bằng điện thoại. Những công cụ
hữu ích có thể là một nghị trình, hay một chiếc máy tính phòng khi
cần thiết. Hãy ghi chép cẩn thận nội dung của cuộc trao đổi vào sổ
của bạn. Khi kết thúc cuộc gọi, xếp nó vào file thích hợp. Đây là một
thói quen tốt để còn đối chiếu lại nội dung của cuộc hội thoại và
những thỏa thuận đạt được thông qua thư, fax hay email sau đó.
Biến những phút bế tắc, hạn định
và trì hoãn thành lợi thế của bạn
Khi bế tắc