Khi cả hai bên đều lâm vào tình trạng bế tắc, hãy tự hỏi bản
thân bạn xem, bế tắc trong vấn đề này và vào lúc như thế này có
thích hợp hay không. Tình trạng bế tắc là kết quả của những ép
buộc dồn lên nhà đàm phán bởi một người từ chính phía họ. Nếu
nghĩ rằng bạn đã bế tắc và định lựa chọn giải pháp từ bỏ đàm phán
thì hãy bày tỏ thật nhẹ nhàng. Bạn hãy cười tươi khi bước ra cửa và
nói những câu đại loại như: “Tôi thực sự rất muốn mua mảnh đất
đó của ngài nhưng mức giá ấy quả là không thực tế chút nào”. Luôn
dành một chút để “giữ thể diện”. (Ví dụ, có thể nói: “Tôi sẽ xem xét lại
vấn đề này”).
Nếu một bên tỏ ra không bận lòng với tình trạng bế tắc, rõ ràng
là họ đang có lợi. Tình trạng bế tắc không đồng nhất với việc
chấm dứt đàm phán hay thất bại như nhiều người vẫn nghĩ. Trong
nhiều trường hợp, bạn sẽ khiến đối phương phải nhượng bộ nếu
cuộc đàm phán bị bế tắc ở một vấn đề nào đó.
Các công ty lớn thường rất sợ bế tắc vì họ coi nó như một thất
bại. Nhưng những nhà đàm phán bất động sản khôn ngoan biết
rằng bế tắc không phải một thất bại và hoàn toàn có thể bị phá
vỡ. Đây sẽ là lợi thế của bạn khi đàm phán với những công ty lớn.
Trong nhiều trường hợp, bạn nên lạc quan với sự bế tắc trong
đàm phán vì nó thực sự thể hiện quyết tâm của bạn với đối tác. Một
sự bế tắc cũng có thể kiểm nghiệm được quyết tâm của bên kia.
Nếu như họ nói: “Đó là điều chúng tôi không thể chấp nhận và
buộc phải từ bỏ”, hãy xem họ có đi thật không hay vẫn ở lại. Thường
thường, nếu bạn xem đó như một lời hù dọa thì đối phương sẽ phải
xem xét lại và chấp nhận đề nghị của bạn hoặc đưa ra một phương
án thay thế. Nên giành cho họ một con đường có thể quay lại bàn
đàm phán để thỏa thuận lại mà không bị mất mặt. Nếu phía bên kia
chấp nhận bế tắc, chứng tỏ cho bạn và phía bạn biết rằng đó là