dù bạn có thể đã suy nghĩ về câu hỏi đó trước khi nó được đưa ra, lập
kế hoạch trước cho phép bạn phản ứng lại một cách tự nhiên như là
bạn vừa mới nghĩ về nó. Bạn có thể nói: “Thế ý kiến này thì sao?”
hoặc “Tôi vừa nghĩ về một điều có lẽ sẽ đem lại hiệu quả tốt”. Thực
tế là cách suy nghĩ tự nhiên của bạn giống với họ sẽ tạo ra không
khí tin tưởng chung và thoải mái trên bàn đàm phán. Lập kế hoạch
trước cũng nên bao gồm việc tìm những bài viết trên báo hoặc tạp
chí để hỗ trợ cho luận điểm của bạn. Các con số thống kê từ những
nguồn tin cậy cũng có hiệu quả và rất thuyết phục vì chúng bao
hàm “cảm giác hợp lý”.
Các nhà đầu tư bất động sản có xu hướng suy nghĩ rằng việc
mua hoặc bán bất động sản chỉ là cuộc đàm phán duy nhất với một
lần chuẩn bị. Không đúng như vậy. Đó là một chuỗi có lẽ của hàng
trăm cuộc đàm phán với rất nhiều giai đoạn khác nhau. Mỗi một
cuộc điện thoại là một lần đàm phán; mỗi một lá thư gửi là một vòng
đàm phán; mỗi một lần giao tiếp trong thực tế là một cuộc đàm
phán. Và cần phải xử lý chúng riêng biệt với nhau để có được kết
quả cuối cùng là điều bạn mong muốn. Ví dụ, mỗi một lần giao
tiếp với một đối tác tiềm năng, một người mua, một người bán,
hoặc bất cứ ai, bạn cần dành thời gian chuẩn bị để có thể nhận được
câu trả lời mà mình đang tìm kiếm.
Nguyên tắc 4: Tránh một thương vụ bị quyết định vội
vàng
Nếu bạn cố gắng thương thuyết một hợp đồng nhanh chóng,
hiển nhiên là một bên tham gia sẽ quên một điều gì đó quan trọng.
Hơn nữa, điều này chỉ trở nên rõ ràng sau khi hợp đồng được ký
kết và sẽ quá muộn để sửa chữa sơ suất đó. Những cuộc đàm phán
kết thúc quá nhanh thường để lại cảm giác bất an cho một bên
tham gia. Một hợp đồng được ký kết nhanh chóng vi phạm rất
nhiều nguyên tắc đàm phán cơ bản và hiếm khi là một cách tiếp