cận đúng đắn. Tuy nhiên, đối với một người đàm phán có kỹ năng
và kinh nghiệm, nhanh chóng ký kết một hợp đồng có thể là một vũ
khí lợi hại để có được kết quả đáng nhẽ sẽ không xảy ra nếu phía
bên kia có thêm thời gian để xem xét các yếu tố quan trọng. Hãy
cẩn trọng tối đa khi đẩy nhanh tốc độ đàm phán và thường thì tốt
nhất vẫn là đàm phán từ từ.
Lý do ở chỗ, việc thỏa mãn lòng tự trọng của cả hai phía trong đàm
phán là cần thiết để có được một kết luận cả hai bên cùng chấp
nhận. Hãy nhớ rằng từ đàm phán bao hàm cả nghĩa của “lòng tự
trọng” trong đó. Mỗi người tham gia phải cảm thấy rằng mình đã
giành được một số nhượng bộ khó nhằn từ phía đối phương và
thỏa mãn lòng tự trọng của mình rằng mình đã hoàn thành tốt
nhiệm vụ. Đây là một ví dụ thú vị: Tôi rao bán chiếc xe Porsche đời
mới trên báo. Xe có dáng đẹp, mới sản xuất, tổng số dặm đã đi
thấp và với giá bán 30.000 đô la. Đó là một giá hời và là một thương
vụ tốt. Bạn gọi cho tôi và cho biết bạn sẽ trả tôi 25.000 đô la cho
chiếc Porsche. Và ngay lập tức tôi nói: “Bạn đã có chiếc xe”. Bạn đã
mua chiếc xe trị giá 30.000 đô với mức giá 25.000 đô la. Nhưng bạn
có vui không? Không! Bởi vì tôi đã chấp nhận lời đề nghị của bạn
quá nhanh, bạn cảm thấy lẽ ra bạn đã có thể mua chiếc xe đó với
giá 20.000 đô la. Đây là một cuộc đàm phán tồi vì người mua không
cảm thấy thỏa mãn. Nếu có thể, bạn ta đã cố gắng tìm cách để
thoái lui. Điều tương tự cũng đúng đối với đàm phán về bất động
sản.
Bây giờ hãy xem xét trường hợp ngược lại. Tôi đưa một bài quảng
cáo trên báo để bán chiếc xe Porsche tương tự với mức giá 30.000
đô la, nhưng lần này bạn gọi điện cho tôi và đề nghị mức giá
20.000 đô la. Và tôi nói: “Không, giá phải là 27.000 đô la”. Và ngay
lập tức bạn đáp lại: “Được, tôi sẽ trả anh 27.000 đô la”. Bây giờ câu
hỏi đặt ra là, liệu tôi có vui không? Không! Bởi anh đã đưa ra quyết