ĐỒNG BẠC TRẮNG HOA XÒE - Trang 115

Chính đang định can Kiến chớ vội nổi nóng thì thấy một người đàn bà

giong một con lợn nái đi tới trước mặt mình. Sau người đàn bà nọ, lại một
ông già người Xã và một chú thiếu niên, kẻ dắt dây, người đập que đuổi
một con lợn nái nữa cũng tiến đến cổng tòa nhà.

— Các bác đem lợn đi đâu đấy?
Người đàn bà Tày mặc áo dài chít khăn đen, lắc đầu không đáp lời

Chính. Chính hỏi ông già. Ông già nói tiếng Quan. Chú thiếu niên dịch lại
bằng tiếng Kinh ngọng nghịu:

— Con lợn nái cấn, nó đến nhà quan châu lấy đực.
— Sao lại đến nhà quan châu? — Kiến quay ra, cau có.
Ông già bấy giờ mới bật tiếng Kinh, đáp cộc lốc:
— Quan châu không cho dân nuôi lợn đực!
Kiến nghiến răng, mặt đỏ sẫm như bôi phẩm:
— Hừ! Ra thổ ty là như vậy đó, ông Chính!

Nếu chế độ thổ ty là cái cây thì nó là cái cây cổ thụ sâu rễ bền gốc. Cắm

rễ đâm ngọn từ trong lịch sử xa xưa, ở những vùng biên cương vắng vẻ, địa
vực cách chia, cắt xẻ, nơi quyền năng của các chính phủ trung ương đã
giảm thiểu hiệu lực tối đa, loài cây này cứ đâm cành sinh lá, tự do như một
thứ cây hoang. Các vua chúa phong kiến trị vì thiên hạ từ lâu rồi đã hiểu ra
điều rất giản dị này: quyền uy thế tử con trời của mình chẳng bao giờ có thể
làm khiếp sợ những lãnh chúa xưng hùng xưng bá ở những vùng biên ải xa
xôi nọ. Lề lối, cách thức cai trị ở những vùng này nhất thiết phải có sự khác
biệt với những vùng đông đúc dân cư gần cận kinh đô. Không đặt ra tiết
trấn, việc quân sự dân sự ở các châu thượng du, ngay từ thời bấy giờ, cũng
đã được triều đình giao thẳng cho các tù trưởng, những lãnh chúa từng địa

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.