ĐỒNG BẠC TRẮNG HOA XÒE - Trang 178

núi Hàm Rồng về tới châu lỵ Mường Cang, viền hai bên con đường mới
sửa thẳng tắp, băng qua một cách đồng ửng vàng màu đậu tương chín.

Ba trăm lính, đủ hết các cỡ tuổi, từ non choẹt tới tóc hoa râm, phần lớn là

choảng pin

*

mới được trưng tập. Súng thì đủ kiểu: Anh-đô-si-noa, Mút,

Trường Nga, Trường Anh, Gioóp 8... Cách một quãng, lại thấy một người
mặc kiểu lính khố đỏ: mũ chào mào, chân quấn xà cạp, lưỡi lê bao sắt thẳng
đuột bên sườn, đứng thẳng như cái cột buộc ngựa.

Thật là một cuộc trưng phô lực lượng kỳ lạ, chưa từng có. Là bởi vì ba

anh em ông thổ ty họ Nông chỉ quen thu tô thóc lúa, buôn bán đậu tương,
có đại lý cửa hàng ở châu lỵ, ở tỉnh lỵ, đã tậu cả một chiếc xe Tắc- xong A-
văng, có quan hệ buôn bán với các hãng buôn lớn ở Hà Nội, xưa nay có
thiết tha gì lắm với việc nghiệp võ mà nay sao lại sốt sắng tổ chức cuộc tập
binh lớn như thế? Và số lính ở đâu ra mà bỗng đông như thế!

Sự kỳ lạ đã bắt đầu khởi nhóm từ tuần lễ nay. Cái phố nhỏ, từ tinh mơ

buổi ấy, bỗng náo động hẳn lên. Dân chúng đang mơ màng bỗng choàng
thức. “Dân phố nghe đây! Dậy! Dậy để quét dọn nhà cửa, đường phố. Mỗi
nhà phải sắm một cái đèn lồng và treo ra cửa. Phái đoàn Chính phủ Trung
ương sắp đến thăm châu lỵ ta...". Tiếng loa gọi âm âm trong buổi sáng mùa
đông có sương mù dày đặc. Tiếng ai mà nghe quen quá? Tiếng ai mà như
tiếng Lù Pin Dìn, tướng cướp vùng Cốc Vi mới về hiệp tác với ông Nông
Vĩnh Yêng. Lại có lúc nghe ra tiếng ông sếp Thòn, sếp Hin... Và một sớm
nọ, dân phố đã giật bắn mình khi nhận ra cái giọng giật đùng đùng như
súng bắn của ông Lý Kiêu Đương, tức ông Một Đương. Ôi! Ông một Lý
Kiêu Đương, sấm sét của châu đoàn, thủ túc tin cậy số một của ba anh em
thổ ty họ Nông, đội khố đỏ, mới ngày nào đảo chính Nhật Pháp có tin ông
Nhật bị bắn chết, mẹ ông đã khóc đỏ cả mắt, lại còn làm ma cho ông và tổ
chức phúng viếng hết sức linh đình, giờ có phép lạ gì mà ông sống lại vậy?

Dân phố bỏ hết công việc thu hái đậu, cả tuần lễ liền quét dọn, khơi rãnh,

bắc cầu, treo đèn, kết hoa, dựng cổng chào. Rồi dòng dòng kéo về châu lỵ
từng đám đàn ông từ các làng người Nùng trong châu. Họ được gọi là
choảng pin, được phát quần áo, ngày cơm hai bữa xong chỉ có mỗi một

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.