hớ: rồi cao rao rằng mình vừa bắt được cái quần của thằng nào đánh rơi!
Tức thì đám đông lại cười giốc lên và khoái trá la hét ầm ĩ.
— Đi thôi, Trọng, — Ngọc cau mặt, khó chịu, kéo tay Trọng. Trọng
quàng vai Ngọc: — Ta vào ô-ten đi. Thế nào bọn hiến binh cũng tới đấy,
Ngọc.
Bước vào cái cửa ô-ten Vi-ô kiến trúc hai tầng giống như một cái nhà
táng, Ngọc sững lại, như chống lại một sức đẩy bật ra. Huyên náo, hỗn độn,
những cla-ri-nét, tờ-rom-pét đang há hoác cái miệng gào lên, rống lên inh
ỏi. Tầng nhà quay đảo, nghiêng ngả trong ánh đèn đổi sắc liên tục. Và bọn
người đứng ngồi quanh mấy cái bàn ăn như lên cơn kích động, đang tung
tay, đá chân, hét hò, rú rít những tiếng như thú rừng hết sức vô nghĩa. Rượu
đổ ồng ộc. Điệu sì lô mướt tình chen với pa-sô, với suynh điên dại dậm dật.
Cuối cùng giữa những âm thanh cộc lốc, giậm giật, nhấm nhẳng mỗi lúc
một dập dồn như tiếng chân ngựa đua, vút lên một giọng nữ kim nức nở,
lạc lõng và hết sức vô duyên:
Đêm nay...
Đêm nay bên em, ngập trong giá băng...
Rũ rượi, Ngọc đi đến một góc phòng. Ở đây, anh đã phải đàn đến cứng
đờ cả cổ tay, bật máu những ngón tay để thỏa mãn những nhu cầu bệnh tật
của những kẻ tai to mặt lớn, những trọc phú, những công tử, những phu
nhân đài các tiêu tiền còn hơn đổ rượu, đổ bia. Ở đây, anh đã phải đứng đàn
đến ê chân, hoa mắt trong ánh đèn tạp sắc, và cổ họng đã bao lần cháy khô
cạnh những bàn ăn ngồn ngộn cao lương mỹ vị.
— Ngọc, đừng nên ủy mị quá. Cái nguy hiểm của bọn nghệ sĩ chúng
mình là ở chỗ đó đấy.
Ngọc ngẩng dậy. Ai vừa nói vậy? Anh đưa mắt nhìn quanh. Trên những
bức tường bao quanh, quảng cáo của các hãng rượu, hãng thuốc lá lẫn lộn
với những áp phích, tranh cổ động sặc mùi kích động, xúi giục.
Có tiếng giày đinh xiết mạnh, rít vệt dài. Từ ngoài cửa kéo vào một tốp
sĩ quan quần áo đen tuyền, lấp lánh huy hiệu bạc, mũ kê pi, lách cách kiếm