tráng thế thì bỏ mẹ đến nơi rồi còn gì,hớ hớ... Nào, có cô cậu nào đói, về
nhà lão, lão nấu cơm chomà chén!
Ngọc nhớ ra ông lão rồi. Ông lão có thể biết tin Dung. Anh len lại.
Nhưng anh và cả đám phụ nữ đã bị xô đẩy, dồn ra đường cái, rồi bị một lực
đẩy từ phía sau thúc dồn, cuối cùng dạt lên bờ hè một phố nhỏ cạnh cây cầu
biên giới. Một đoàn công nhân đề-pô Phố Mới đi qua, tiếp sau là một tốp
bộ đội. Vừa lúc ấy, một người đàn ông mặc bộ com-lê đen, vóc cân đối, đội
bê-rê từ trong cái ngõ sâu chạy xộc ra, rối rít gọi:
— Tích ơi! Tích ơi! Tích ơi!
Một anh bộ đội cao, gầy, nghển cổ, reo:
— Thày! Thày Huyền!
Ông Huyền leo vào giữa đám bộ đội. Một anh bộ đội thấp lùn nhìn chăm
chăm ông giáo:
— Chúng tôi đi lùng bắt Vũ Khanh. Ông có biết nó ởđâu không?
Ông Huyền ngẩng lên, sốt sắng:
— Vũ Khanh à? Hôm qua nó còn sai người đi tìm tôi đến để chơi tennít
với nó mà.
— A! Đánh tennít với nó! Quân phản động!
Ông Huyền tái nhợt như trúng gió. Tích chen lại, cạnh anh bộ đội thấp
lùn:
— Thầy giáo tôi là người có tâm huyết, đồng chí đừng nói vậy.
— Cả mày nữa! Thằng Tích Quốc dân Đảng! Bao che cho nhau, hả?
Tích chưng hửng, há hốc miệng. Ngọc đứng bên bờ hè, quay đi, cúi mặt
bước. Tốp bộ đội cũng đi. Chỉ còn Tích. Tích đứng, như vừa bị một cái tát
mà không hiểu nguyên nhân. Bỗng có tiếng gọi mừng rỡ:
— Tích ơi! Ơi Tích, con ơi!
Tích ngoảnh lại. Một người đàn bà bé nhỏ gầy yếu, mặc áo dài nâu, chít
khăn mỏ quạ, khuôn mặt mảnh dẻ, xanh nhớt, đầm đìa nước mắt.
— U! U!
— Con đây à, Tích ơi!
Tích nắm tay mẹ, lắc lắc, sống mũi cay xè: