Ngọc bỗng nằm ập xuống chân bụi lau. Có hai bóng đen vừa bò qua bụi
lau cạnh anh xuống đám cây thầu dầu ở sát mí nước sông.
— Ông Xì Xám Mần, tình hình thế nào?
— Có thể là bọn Voòng Sắt, bọn “Man-di khai sáng” cướp nhà thổ ty
Nông Vĩnh Yêng và nhà Phán Thông.
— Không, tôi muốn hỏi...
— À... Chúng tôi đã bàn định. Trước hết, phải nắm các thổ ty, ngài ạ.
Việt Minh họ tinh lắm. Họ thấy vấn đề này rồi. Người Pháp trước sau cũng
không bỏ rơi đất này. Ai nắm được thổ ty, kẻ đó thực sự làm chủ ở đây.
Gió sông hất lên, khắp người Ngọc lần mần da gà.
II
N
gọc gấp sách nhìn bọn trẻ thu vở, len lén đi theo mép bàn, đến trước mặt
anh, cúi đầu, lễ phép: “Em chào thày ạ” và sau đó chen lấn nhau, chui ra
khỏi căn nhà lá ụp xụp.
Rời bỏ các ô-ten, đăng xinh, Ngọc đã thành ông giáo. Ông giáo của mươi
đứa trẻ nhếch nhác, rách rưới, rải ra suốt từ lớp một đến lớp ba. Ngọc trở
thành ông giáo của các lớp học “lậu” mở trường không có giấy phép, tránh
sự nhìn ngó của bọn chỉ điểm, lúc học giữa trưa, khi dạy ban tối. Ngọc trở
thành người thân quen của các gia đình thợ, những người thợ sửa chữa đầu
máy, người xúc than, người lái tàu. Cha mẹ học trò đều nghèo túng. Học
phí đóng cho con tùy theo hảo tâm và hoàn cảnh, chẳng được bao lăm.
Nhưng bù vào đó Ngọc được sự yêu thương của nhiều người.
Đời Ngọc thế là được một sự an bài mới. Anh hài lòng về sự an bài này,
ít ra là trong hoàn cảnh hiện nay, khi anh chưa trở về được với người mẹ
nghèo ở ngoại ô Hà Nội. Ở đây, gia đình bà cụ Dung là cái tổ ấm của những
con chim lưu lạc. Mấy tháng trước, lên đây, Ngọc tìm nơi ở trọ thì được
người ta giới thiệu đến nhà bà cụ. Khổ! Bà cụ có phải là chủ trọ đâu! Bà cụ
chỉ vì thương mến mà nấu hộ cơm cho mấy người thợ không vợ không con
ở đề-pô thôi. “Ờ, nếu anh không quản ngại, thì cứ về đây, cơm nước tôi lo