ĐỒNG CỎ - Trang 104

Tôi nói:
- Dĩ nhiên, như thế, cháu có nhiều hy vọng sẽ được ăn học tử tế.
Người đàn bà bảo:
- Có người lại nói, trẻ con đem cho người ngoại quốc, chẳng được học

hành gì đâu.

Tôi nói:
- Về chuyện này, em cũng chỉ nghe nói vậy. Sự thực không biết thế nào.
Người đàn bà có vẻ nản chí. Có lẽ vì chị thấy tôi trả lời không có điều gì

dứt khoát cả. Chị uống một hớp nước trong tách. Sự mệt nhọc hình như làm
cho tâm trí chị trở nên thất thường. Đôi mắt chị vừa ánh lên vẻ buồn giận
khi nhìn tôi, trong một phút lại chìm trong bóng âm u, dường đầu óc đã bị
cuốn hút vào một chuyện khác.

Nhưng không phải như vậy, vì tôi nghe chị hỏi tiếp:
- Chị có nghĩ, cho con đi như thế, lớn lên, nó lại trở về với mình không?
Tôi chắc hai vợ chồng chị đã bàn tính kỹ với nhau chuyện này rồi. Lòng

thương con khiến họ muốn tính một nước liều.

Tôi chưa biết nói sao, lại nghe chị hỏi tiếp:
- Hai vợ chồng bà đó là giáo sĩ. Liệu có thể tin họ được không?
Tôi đành phải thú thật với chị, tôi không ngờ đã được chị tin cậy đem hỏi

một việc như vậy. Nhưng đó là một việc có nhiều phần còn phải trông cậy
vào may rủi, không thể tính trước hậu quả. Tôi chỉ có thể cầu mong cho chị
được thêm may mắn, chứ không thể đưa ra bất cứ một ý kiến nào.

Người đàn bà ra về.
Tôi tiễn chị ra cửa, chúc chị giải quyết ổn thoả mọi việc.
Chị cười và nhìn tôi với đôi mắt thất lạc. Rõ ràng trong lòng chị có nhiều

chuyện bối rối, không an tâm.

Tôi không gặp lại người đàn bà, cũng không biết vợ chồng chị quyết

định thế nào về chuyện đứa con, nhưng mỗi khi nhớ lại chuyên vẫn cứ thấy
lòng áy náy. Sự lo lắng quá đáng cho tương lai của trẻ con, có phải là dấu
hiệu của một xã hội đã thật sự bấp bênh, suy sụp?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.