- Đó cũng là ước muốn của tôi. Song tôi cần đến tận nơi, thu xếp công
việc đã, rôi mới quyết định được.
Ông ta bảo:
- Tôi e công việc sẽ chiếm mất nhiều thời gian của cô lắm đấy.
Rồi ông tiếp:
- Trước khi qua đây, ở bên Nhật, tôi có làm quen được với một nữ sinh
viên Việt Nam. Cô ấy đang học ngành nhuộm ở Đông Kinh.
Tôi hỏi:
- Cô ấy đã về đây chưa ạ?
Ông ta nói:
- Cô ấy đã tốt nghiệp, nhưng quyết định ở lại học tiếp để lấy một cấp
bằng cao hơn, nên có lẽ phải mất thêm vài năm nữa.
- Tôi mong sẽ được gặp chị ấy.
- Tôi chắc cô sẽ gặp thôi. Sinh viên Việt Nam cũng như người Nhật, lòng
hoài hương của họ rất mạnh. Họ thường tìm cách họp mặt trong những dịp
lễ tết.
Ông cũng khoe đã được người bạn Việt Nam này dịch sang tiếng Nhật
cho nghe nhiều bài thơ Việt Nam. Ông khen chị bạn nói tiếng Nhật rất hay.
Tôi hỏi ông:
- Vậy, thi sĩ Việt Nam nào ông thích nhất?
Ông trả lời không cần suy nghĩ :
- Nguyễn Du.
Nhưng ông cũng nói, ông đã bỏ nhiều thời gian để tìm hiểu thêm về thơ
Việt Nam, nhưng phần lớn là qua một ngôn ngữ thứ ba, nên dĩ nhiên nhiều
thiếu sót. Song theo ông, "Kiều" là một tác phẩm vĩ đại, ít có tác phẩm nào
trên thế giới có thể so sánh.
Tôi cười nhìn ông ta. Tôi thử lượng đoán xem trong lời nói của ông, có
bao nhiêu phần của nhà ngoại giao, bao nhiêu phần là sự thật. Cuối cùng tôi
lại nhận ra một điều tôi không định tìm biết, ông ta có vẻ đại diện cho một