ĐỒNG CỎ - Trang 35

- Các ông bà này nói riết rồi lúc nào cũng tưởng trước mặt mình là cái

micro.

Tôi cũng cười với cô bảo:
- Em "đã điều chỉnh âm thanh vừa đủ nghe để khỏi làm phiền hàng xóm"

rồi mà.

Cô bạn cười rũ trên ghế.
Tôi và Sơn đi sang một phòng vi âm kế cận thâu thanh cái chương trình

sẽ phát vào buổi tối.

Lúc đi sát khung cửa sổ nhìn xuống vườn, tôi trông thấy những bông hoa

giấy rụng lẫn với những chiếc búp đa màu đỏ trên mặt đất sũng nước.

Trời coi bộ chưa thể tạnh mưa được.
Một câu nói nghe thấy lúc đi ngang qua một phòng vi âm lớn, bên trong,

một ban nhạc thâu thanh, nhưng mọi người đang dừng tay để chờ cô hòa
âm viên thay một cuốn băng mới lên máy "cô ấy đang thay băng, xin quý vị
vui lòng chờ, băng cũ quá không thấm nữa
".

Cô hòa âm viên chừng cũng đã quen với những lời đùa nghịch tương tư,

vẫn cặm cụi lắp cuốn băng vào máy, làm như không nghe thấy gì.

Sơn nhìn tôi cười.
Tôi cũng không giữ nổi cho mình khỏi cười.
Hình như cụ Nguyễn Văn Vĩnh ngày xưa có viết một bài phê bình người

Việt Nam cái gì cũng cười, hay dở gì cũng hì một tiếng là xong. Cụ không
còn sống đến lúc này để thấy, cười được như thế là may đấy. Chúng tôi làm
việc, đã có những ngày buồn bã muốn chảy nước mắt, vì gần như ngày nào
cũng phải loan đi những tin đau lòng. Đọc nhiều tin chiến sự quá đến nỗi ai
cũng có cảm tưởng mình có thể làm phóng viên chiến trường được. Không
ai biết, đã có những lúc chúng tôi thực hiện các phóng sự trong một căn
phòng bịt kín bằng chăn, quá kín để có thể thở được, nhưng lại chưa đủ kín
để làm một phòng vi âm, những ngày đài bị vỡ nát trong dịp Tết Mậu Thân,
chưa kịp phục hồi, chúng tôi gọi là "phòng tắm hơi".

Ở trong đó ra người nào người ấy mồ hôi mồ kê nhễ nhại

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.