Nhờ lòng hiếu-thảo, Dĩnh Khảo-Thúc nổi danh ở nước Trịnh : dùng
một lời nói làm cho Trang-công hồi-tâm, ép Trang-công nhớ đến mẹ, điều
ấy cũng khá khen. Nếu biết suy-xét lòng hiếu-thảo đến chỗ cùng tột thì sẽ
thấy tỏa ra khắp trời đất, đầy ngập cả bốn biển. Phàm về lý ở trong thiên-hạ,
không có gì ngoài đạo hiếu được, như vậy tại sao trong khi sắp đánh Hứa
tranh-giành chi một chiếc xe thưởng để tự giết mình ? Đáng tiếc thay !
Lúc vấn-đáp với Trang-công thì ôn-tồn, hiền-hậu, sao biết nhã-nhặn
như vậy, còn lúc tranh-giành với Tử-Đô thì giận dữ rồi cướp giựt, sao lại
hung-tợn thế kia ? Cũng trong thân của một người, tại đâu mà trước với sau
lại khác hẳn nhau dường ấy ? Đương khi dùng cơm với Trang-công thì nhớ
đến cha mẹ, còn trong lúc diễn binh để đánh Hứa lại không tưởng đến mẹ
cha ? Đương khi cất giấu miếng thịt thì nhớ đến cha mẹ, còn trong lúc nắm
kéo trục xe lại không tưởng đến mẹ cha ? Như vậy, trước thì nhớ, sau lại
quên, thành ra ngó thấy hình cha mẹ trong tô canh mà không ngó thấy hình
cha mẹ trong « lộ-xa ».
Nếu Dĩnh Khảo-Thúc biết đem lòng kính-thờ mẹ cha để thờ-kính tôn-
miếu thì có đâu dám tranh-giành xe ở trước « đại-cung » ? Nếu Dĩnh Khảo-
Thúc biết suy lòng thờ-kính mẹ cha ra cách nghiệm-trị ba quân thì khi nào
dám tranh-giành xe nơi đại-lộ ? Vì không biết xét-suy, cho nên lúc đầu lãnh
được tiếng khen là thuần-hiếu, mà hồi sau tránh không khỏi tiếng chê «
đánh lộn để lụy đến mẹ cha » (đấu ngận nguy phụ-mẫu).
Hoặc có người hỏi : « Lúc đánh cùng nước Hứa, Dĩnh Khảo-Thúc quên
mình leo trước lên thành, như vậy không phải là suy rộng đạo hiếu hay sao
? »
Xin đáp : « Tranh xe là việc riêng, tức là bất-hiếu ; trèo trước lên thành
là việc công, tức là hiếu. Tiếc mình là hiếu thờ mẹ cha, quên mình là trung
thờ vua chúa. Nhưng, trung với hiếu nào phải hai đường ? »