trên cái móc áo quấn bằng cây rừng đóng vào lưng cái cột gần đấy. Chuyện
rớt rớt theo nước mắt của bà má đầm đìa khắp căn nhà: "Thời ấy thân thể
má bị sợi dây của hai phía cuộc chiến trói bưộc. Vợ chồng má đều làm thầy
thuốc, loạn lạc ổng lên ngàn theo giải phóng, má cùng ba thằng con ở lại
trong thành. Ba thằng lớn lên đều đi lính cho ông Thiệu và chúng đều thành
sĩ quan. Chồng má ở trên rừng biết tin, lần về tìm chúng để trị tội! Không
rày trên đường về bị chúng phục bắt được và đúc vào rọ, buộc đá vứt xuống
sông!... Con sông Máu này là mộ ổng đấy!... Mấy thằng con của má cũng
lần lượt tử trận. Má bỏ thành lang thang về các vùng quê, cứ dọc bờ con
sông Máu má đi, gặp mấy người dân chài lưới ở chỗ bến sông lối vào đây,
thấy phong cảnh tĩnh lặng và lòng người dân chài thoải mái má ở lại với họ,
con cháu họ ốm đau má chăm chữa thế là thành cốt hữu. Ai rày năm ấy
(1972 thì phải), đánh nhau to lắm. Xác người từ thượng sông Máu trôi lềnh
bềnh, về đến khúc này vẩn tròn quanh vụng nước, cả xóm chài không đừng
được đành lầm lụi vớt xác đem chôn. Má cũng lẫn trong đám người cố
mang sức lực làm lấy việc nghĩa. Chiều hôm ấy, chiếc ghe của má cùng ông
Hai Sóng vừa lách vào vụng nước thì nhìn thấy trong đám bè cây cỏ hở ra
cái cẳng người. ễng Hai Sóng lựa mũi ghe sát vào thì thấy cái xác người
vẫn ôm chặt cái cành cây, đầu gác lên bè rác. Cả hai người đổ mắt nhìn thì
thấy chỗ miệng cái xác thỉnh thoảng vẫn ngáp thở như con cá sắp lìa nước.
Má và ông Hai Sóng nhẹ nhàng vớt cái xác lên, thấy áo quần màu giải
phóng, ông Hai Sóng tròn mắt nhìn má. Má bảo:
- Mau đưa họ vào bờ.
- Hắn là giải phóng...
- Giải phóng hay Quốc gia mặc kệ, là thầy thuốc thấy người bệnh nạn
mà không cứu chữa, nay mai về trời mắt không nhắm được...
Biết tánh má nói gì làm nấy, ông Hai Sóng vít mái chèo. Chiếc ghe lao
vút rồi từ từ ghé vào bờ. Má và ông Hai Sóng khiêng nó về, may má còn
chút thuốc hồi sức... Nó tỉnh lại nhưng một bên chân bị thương đã bị hoại