nó cố thuốc thang cho mau khỏi làm cái trụ nhà cho nó dựa. Là con người
với nhau, mình quý nó, yêu mến nó, nó sẽ có đức hiếu với mình cớ gì đâu
cứ phải máu mủ ruột thịt. Tôi nghĩ giời đã đem vật báu cho ông mà ông
không biết đấy.
Bà Tứ thở dài. Lão Bành nói như khóc:
- Bà nói tôi càng tỏ nhiều ra, nhưng khổ mọi việc cũng đã rồi. Tôi có
hối cũng chả kịp. Thằng Hữu nó làm sao quên được những trận đòn đã
thành sẹo hằn trên thân thể nó, vả cả bầm nó chắc gì ở nơi suối vàng bà ấy
thứ tội cho tôi được vì gia sản bà ấy để lại cho hai chị em nó tôi đã đổ cả
vào chai cút. Ngay cái bàn thờ gia tiên cũng đó phủ đầy mạng nhện. Tôi đã
thành kẻ bất lương, bất nghĩa rồi, có hối cũng chả kịp. Có lẽ tôi cũng phải
tính cách ra khỏi ngôi nhà này thôi. Chứ ở đây...
Lão Bành thở dài và cứ dương mắt nhìn bà Tứ trân trân. Thấy lão bế
tác quẫn cùng, bà Tứ cười hiền lành:
- Ông đừng cả nghĩ quá mà lẩn đường. Ông cứ tin là giời đang mang
cho ông vật báu, có điều trước ông chưa thấy, bây giờ thấy rồi, ông phải
kiên tâm chữa bệnh và bảo thằng Hữu sửa sang lại cái bàn thờ đi. Trong
một gia đình mà không có cái bàn thờ thì nó không phải là một gia đình
đâu! Còn những vết sẹo trên người thằng Hữu rồi nó sẽ quên, con trẻ mà!
Miễn là từ rày ông sống như bố nó thật. Mọi vết thương rồi cũng được kín
lành lại, kể cả câu chuyện giữa ông, tôi, bà Khăn và bầm của thằng Hữu
nữa. Có điều là mình phải biết cùng nhau tẩy xóa đi để có một ngày mai êm
đềm, ấm cúng trở lại nếp vốn như bấy nay cái làng này vẫn có. Ông cứ tin
điều tôi nói.
Bà Tứ nhìn lão Bành bằng đôi mắt nhân ái đầy sự vị tha. Giọng bà ân
cần hơn: