ĐÔNG PHƯƠNG Y DƯỢC TẬP KHẢO - QUYỂN 1 - Trang 22

2. Từ mặt đất ăn xuống khí mạnh đi xuống, là xảo, dùng chữa bệnh hạ-

tiêu.

3. Quãng giữa là thân, khí mạnh ở giữa, dùng để chữa bệnh trung-tiêu.

Bởi vì căn chủ đi lên ; xảo chủ giáng xuống, thân chủ ở giữa, nhất định
không thay đổi. Thuộc loại thảo-mộc, lõi thuốc phần nhiều có độc, người
dùng thuốc phải nên kiêng kỵ.

Thủy hóa chế

Bào chế thuốc cần cho vừa phải, nếu bào chế chưa đến nơi, thì thuốc

không được công hiệu, nếu quá thời sức thuốc chậm và yếu, mà khí vị lại
trái ngược (tương phản nhau).

1. Sao : sao ở trên hòn ngói hay nồi rang đất, để giúp khí vị cho thuốc.

2. Hà : vào lửa cho thông hồng đi (nung đỏ) để giảm bớt tính thuốc.

3. Chích : nướng ở trên than đỏ cho biến vị.

4. Ủi : muốn cho vào tì thì bọc rơm, muốn cho chín kỹ thì bọc giấy ướt

nướng kỹ.

5. Hồng : nướng hay sấy xa lửa, cho khỏi hại khí thuốc.

6. Bồi : đun nồi rang thực nóng bắc ra khỏi bếp, hay bếp không có lửa

thì để không mất khí vị.

7. Ngạo : cho nước vào sao cùng với thuốc muốn cho chín thấu.

8. Sao : rang sao đỏ già, muốn cho yếu bớt tính thuốc.

9. Sao vàng : sao được sác vàng là chính, cho thêm tốt tính thuốc.

10. Sao thâm hoàng : sao quá vàng để chế bớt tính mạch của thuốc.

11. Bào : lấy nước nóng hoặc rửa hoặc ngâm, gạt bỏ bớt chất độc.

12. Vi sao : sao hơi se hơi nóng thì thôi, để giữ lấy khí vị.

13. Tách : vẩy cho nước hơi ướt, cho khỏi khô ráo.

14. Nhuận : ngâm qua cho mềm, cho thuốc được mềm dẻo.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.