15. Tẩm : ngâm lâu ở nước cho ướt thấu, làm biến tính đi.
16. Tửu chế : tẩm rượu để bớt tính lạnh và khí trệ cho thuốc dễ thăng
đề, phát tán, đi ngang, muốn ít thì rửa qua, muốn nữa thì ngâm, muốn thực
nhiều thì nấu.
17. Khương-chế : lấy nước gừng tẩm, chủ cho mau phát tán, làm tan
khí lạnh, bổ khí là thuốc vào tì, thuốc trị đờm, thuốc chữa bệnh thổ.
18. Diêm chế : chế nước muối cho thuốc đi trở xuống làm mềm chỗ
cứng, lại chủ giáng hỏa là thuốc vào thận.
19. Thố-chế : chế bằng dấm cho tính thuốc thu liễm, khởi đau, thuốc
vào can-kinh.
20. Tiện-chế : chế bằng nước tiểu, cho dịu bớt tính, cho nước chạy
xuống, lại chủ thuốc vào tâm-kinh.
21. Mễ-can-chế : trừ tính táo, điều hòa cho thuốc vào tì kinh (chế bằng
nước vo gạo).
22. Nhũ-chế : chế bằng sữa người, để thuốc thấm ướt dẻo, chủ cho
thuốc bổ, và thêm huyết.
23. Mật-chế : chế bằng mật cho tính thuốc hòa hoãn bên trong và thêm
khí lực, là thuốc vào tì kinh.
24. Trần bích thổ chế : chế bằng đất vách lâu năm để khô táo mà bổ
trung-tiêu.
25. Mạch bì sao : sao bằng chấu hay bằng gạo tẻ để nén bớt tính mạch
ác của thuốc, để khỏi thương tổn đến thượng cách (màng ngực trên).
26. Hắc-đậu chế : cam-thảo chế, nấu lấy nước tẩm, cho giảm bớt chất
độc.
27. Dương-tô, dương nhũ, chư-chi : tẩm bằng sữa dê mỡ dê, mỡ lợn,
nướng đều, để nhuận xuống cho khỏi táo, lấy những chất ấy đồ vào thuốc rồi
nướng.