nguyên khí thì cho đại-tảo, muốn làm tan phong hàn thì cho hành trắng,
muốn chữa bệnh ở mạng, thì cho mật, muốn chỉ đau thì cho dấm, sắc thuốc
bổ thì lấy nước đầu, nước cuối nấu lại rồi sẽ uống, thuốc phát biểu và công
bên trong, hễ uống nước đầu thấy hiệu nghiệm thì thôi, không nên nấu lại.
2. Nấu rượu thuốc thì nên giã nát, lấy túi lụa bọc thuốc rồi cho vào vò
rượu, bịt kín miệng nấu cách thủy, xong rồi chôn ở dưới đất, rồi cho hết hơi
lửa, còn bã phơi khô rồi lại nấu được lượt nữa, buổi sớm buổi tối uống, thì
thuốc chóng thấu kinh-lạc, đừng nên uống say quá, sợ tổn nguyên khí, hễ
hơi chếnh choáng thì thôi mới tốt.
3. Trong thang thuốc nếu có mang-tiêu, di-đường (kẹo mậm) a-giao,
sau khi sắc xong thuốc, cho vào nước đúc lại nấu sôi tan hết đi, lọc rồi mới
uống.
4. Nếu thang có phải gia như : rượu, dấm, nước tiểu, trúc-lịch, nước
gừng, cũng phải cho vào sau, nấu sôi sẽ dùng.
5. Nếu trong thang thuốc có như : trầm-hương, mộc-hương, nhũ-hương,
một dược, nếu là thuốc có những hương hay bay, thì phải lọc ngoài hoặc mài
hoặc tán nhỏ, để ngoài đợi uống xong thuốc rồi mới uống sau, hay cho vào
bát thuốc uống ngay cũng được.
6. Những thuốc dùng để thông đường đại-tiện như : ba-đậu, mang-tiêu,
đại-hoàng thì phải lấy sáp ong nấu chẩy bọc ở ngoài, ấy nghĩa để cho qua
thượng-tiêu không tan, thẳng xuống hạ-tiêu mới tan cho khỏi hại tỳ, vị.
7. Nếu có người khỏe khí-thực thì không phải câu chấp như điều ở trên.
8. Thuốc nấu thành cao, thuộc loại bổ, nên cho nhiều nước, sau lấy
nhiều nước lọc bã cẩn-thận rồi đúc mà cô thành cao đặc như keo.
9. Thuốc hoàn-tán có khi tán chung, có khi phải tán riêng, tùy ở chất
thuốc, mềm hay cứng, như thiên-môn, mạch-môn, thục-địa chẳng hạn, phải
phơi riêng cho thực khô nỏ, như gặp trời râm hay trời mưa thì phải nhỏ lửa,
than mà sấy cho thực nỏ đi ; nhưng để nguội hãy tán, còn như ba-đậu, hạnh-
nhân, hồ-ma (vừng) cùng những thứ có chất dầu chất dẻo, thì phải nghiền