Chủ : tiêu chỗ sưng và tích, kiêm chữa ung thư ghẻ lở, và đau bụng nổi cục,
đau từng cơn, chữa màng mộng mắt và trong mắt lồi thịt ra, đàn bà bệnh
đới-hạ, tiểu tiện không lợi. Bạch-đinh-hương hòa với sữa, nhỏ vào mắt tan
màng mộng. Lấy bông thấm nước chất bạch-đinh-hương nhét vào chỗ đau,
khỏi đau răng, uống với nước nóng khỏi yết hầu, lấy hai viên bằng hai hạt
vừng, chữa trẻ con trúng phong cấm khẩu cho uống là khỏi, bôi vào vú cho
trẻ con bú, chữa trẻ con tự nhiên không chịu bú lấy độ 1 đồng cân chữa trẻ
con đậu đảo-áp rất hay.
34. Bạch-cức
白棘
(Tham-khảo) : là cây táo dại, hay mọc ở ngoài đồng, lại có tên là cức-
thích, xích-long-chảo, mọc một mình mà cây cao là cây táo, mọc thành
khúm mà thấp, là cây cức. Cây cức, cành và thân trắng như phấn, hay mọc ở
chỗ rậm, cây bạch-táo là loài người ta giồng, cây cức cũng giống ấy, nhưng
cây nhỏ mà nhiều cây mọc một chỗ, cành có nét nhăn có màng trắng mỏng ở
da, gai, cành, lá, hoa, quả, đều làm thuốc được. Tính : cay, lạnh, không độc.
Chủ : chữa đau tim đau bụng, làm ung thư chóng vỡ mủ khỏi đau, kiêm
chữa đàn ông khỏi hư tổn, âm khí héo rũ, tinh khí tự nhiên tiết ra, bổ thận
khí và bổ ích cho tinh-tủy. Gai chữa bệnh đau lưng, và bệnh hầu-tê không
thông. Cành đốt lấy dầu bôi tóc sạch gầu. Hoa tên là chính-nguyên, đắng,
bình, không độc, chữa vết kim thương lâu ngày không khỏi, rò rỉ, chảy
nước. Lá chữa nhọt ở dóng chân. Quả chữa tim và bệnh yếu, tê, trừ nóng
làm lợi tiểu tiện.
(Nhập-môn hàn-loại) : bạch-cức có loại thẳng chủ chữa hư tổn âm bị
héo rũ, tinh khí tự ra, bổ thận khí ; cho thêm tinh-tủy, lại chữa tiểu tiện ra
huyết. Cây cong chữa đau bụng đau tim, bệnh tê, yết hầu, ung nhọt, bệnh trĩ
bệnh lậu chóng làm mủ, hút mủ và chỉ đau, hoặc nấu hoặc đốt đều được cả.
(Đông-y) : có tên là cức-thiết, lại có tên là cức-thích, cức là cây táo, còn
cùng một loại mà mọc một chỗ gốc có nhiều cây hay ở chỗ rậm, có loại cong
loại thẳng.