35. Bạch-lạp
白蠟
(Lãn-ông) : hơi ôn, không độc, chủ trị làm nhẹ mình thêm trí-khôn, bền
cứng gân xương, chữa bệnh kiết-lỵ, làm yên thai, chữa ung nhọt và hút mủ.
(Tham-khảo) : nguyên tên là mật-lạp, ta gọi là sáp-ong, khi con ong
làm mật, có chất sáp ở tổ ong, sáp ở dưới mật, người ta dùng nhân-công nấu
luyện thành sáp trắng, mùa thu, đông lấy mật rồi nấu sáp. Chế : lấy sáp vàng
đặt trên lửa nấu chảy, lọc qua, thả vào trong nước nóng, gạt hết chất bẩn rồi
cho vào khuôn, thả vào nước lạnh sáp sẽ đóng bánh mỏng nhỏ, nắng tháng
tư, năm mang ra phơi, sắc sáp trắng dần ra, đêm thì phơi sương, kỳ cho sáp
trắng hết, nấu và phơi mấy lần cũng được. Tính : ngọt, hơi ôn, không độc.
Chủ : chữa bệnh kiết-lỵ ra máu ra mủ, bổ bên trong, nối chỗ đứt, chỗ
khuyết, vì bị nốt kim thương, làm thêm tăng khí lực, ăn chậm đói, lâu già,
bạch-lạp chữa bệnh hậu trọng (nặng đằng sau và bên trong cấp bón) chữa
kiết-lỵ ra mủ, lợi cho trẻ con, người lớn nhiệt-hỏa mà bị bệnh lỵ dữ, thì
không nên dùng, ghét-nguyên-hoa, tề-cáp.
(Nhập-môn sang loại) : Bạch-lạp thuộc kim, phần lớn bẩm khí thu liễm
kết thành bánh, là thuốc cần yếu cho ngoại-khoa chỉ huyết và mọc da non,
khỏi đau, tiếp xương, nối gân, hợp với vỏ cây hợp-hoan thì rất tốt, bổ trung-
hư, giết trùng lao, chỉ ho, chỉ tả, làm nhuận phế tạng và tràng vị, lại cần để
nấu cao chữa về ngoại khoa.
36. Bạch-cao
白蒿
(Tham-khảo) : có tên là đồ-bố lư-cảo, bạch-cao là cỏ mọc ở chỗ ẩm
ướt, củ lưu kinh niên, có 2 loại ở nước và cạn ; giống ở nước gọi là lư-cảo,
cao 4, 5 thước, lá tựa lá ngải, có từng tàu như cánh chim, hơi giống thanh-
cao mà to hơn, mặt lá xanh trái lá trắng, có lông trắng, đỏ mọc dầy, mùa thu
nở hoa nhỏ sắc nâu, trông tựa bông lúa có quả bên trong trắng, giống này
mọc rất chóng ; nẩy nở rất nhiều, mùa xuân thì sinh, mùa thu thì héo. Tính :
ngọt, bình không độc. Chủ : trị tà khí ở 5 tạng, chữa phong hàn bị thấp tê,