bổ ở trong và thêm khí lực, đen râu tóc, và khỏi bệnh rức tim. Hạt : tán nhỏ
uống với rượu, chữa bệnh quỉ-khí.
(Nhập-môn thấp-loại) : bạch-cao hay mọc ở bờ sông, ngòi, đầm, chỗ
nào cũng có, mùa xuân tốt trước các thứ cỏ, tựa thanh-cao mà cành có lông
trắng, mùa thu thơm ngon có thể ăn sống được, người ta quen gọi là bồng-
cao, chữa các chứng như trên, ăn ít thì đỡ đói, uống lâu thì tai mắt sáng suốt,
nhẹ mình mà lâu già.
(Đông-y) : mùa xuân mọc trước các cỏ lá tơi bời nhỏ như ngải, tháng 2
hái được, đến thu thơm và ngon, có thể muối với dấm mà ăn rất bổ ích.
37. Bạch-phàn
白礬
(Tham-khảo) : ta gọi là phèn chua, tức minh-phàn hay phàn-thạch.
(Hòa-hán) : gọi minh-thạch, chấn-phong-thạch, sính-phàn lại có tên là
vũ-thạch-phàn, sản thiên-nhiên là minh-phàn, có 8 mặt là cục kết tinh sắc
trắng bám trên mặt đá, chất này rất ít, ngày nay phèn chế tạo bằng nhân công
bằng khoa-học, nên có nhiều các nước chế được, ở Nhật-bản thì có nhiều
hơn cả. Minh-phàn không có sắc, trông suốt tựa pha-lê, là những khối kết
tính chất cứng. Khô-phàn là phàn-thạch nấu bằng lửa, bị nhiệt độ làm chất
phèn sôi mà kết thành chất trắng như phấn. Tính : chua lạnh không độc.
Chủ : làm táo khí thấp, giải được độc, sát trùng, dùng làm thuốc thu liễm và
chỉ huyết. Chữa sốt rét, tả-lỵ đi ra chất trắng, âm-đạo (chỗ hiểm) sinh-trùng,
mụn nhọt độc, chữa đau mắt làm bền xương và răng, trừ khí nhiệt ở xương
tủy, chữa miếng thịt mọc trong mũi, luyện thành bánh mà dùng, nhẹ mình
lâu già. Dụng-lượng : từ 1.ph đến 1.đ. Kỵ : người âm-hư mà không phải
thấp nhiệt, thực tà, thì không nên dùng. Sợ ma-hoàng, ghét mẵu-lệ, hợp
cam-thảo làm xứ.
(Nhập-môn sang-loại) : chủ chữa mụn nhọt ác hiểm, bệnh tràng-nhạc,
bệnh trĩ, bệnh rò, chỗ hiểm sâu ăn, ra mủ ngứa làm ung thư ở trong sưng
đau, mọc thịt trong mũi, mũi ra huyết, ghẻ lở rôm sẩy, là thứ thuốc trừ chỗ
nát mọc da mới rất tốt. Lại chữa tai sưng chảy mủ, mắt đỏ mắt có nhài quạt,