DÒNG SÔNG MANG LỬA - Trang 214

quý của mình. Ngọc bẻ một nhành cây cắm lên miệng hố bom:
"Cầu mong linh hồn của em và những người bạn nằm đây được
siêu thoát".

Sau lễ truy điệu Lập, Ngọc lên cơn sốt rét. Vào Trường Sơn,

sốt rét là nghĩa vụ. Mùa mưa có khi ba phần tư quân số sốt rét.
Sốt rét cộng thêm hai tai đau nhức, Ngọc run lập cập, hoa mắt,
nôn mửa, chân không đứng vững. Loại sốt rét này lạ thật, mỗi
ngày vài giờ, cơn sốt đến chính xác như một cái đồng hồ. Khi
không sốt, Ngọc có thể tranh thủ đọc sách, học tiếng Nga, tiếng
Lào, thậm chí vào rừng hái rau về cải thiện, nhưng phải về
trước giờ lên cơn, nếu không lại phải phiền bạn cõng về hầm.
Sinh, Thanh và Thiều cũng đã trở về. Sinh bị sức ép nhẹ,
Thanh chỉ bị phần mềm, bác sĩ đã gắp được mảnh bom to bằng
hạt đỗ xanh, tay vẫn còn buộc băng trắng xóa. Tuyến họ khảo
sát, Tiểu đoàn 73 và 66 bắt đầu phát tuyến thì B52 lại chà xát
tan tành. Bom lá rải dầy đặc lên tuyến. Con số thương vong
ngày một tăng. Đặng Văn Thế quyết định cử một tổ khảo sát
khác đi tìm tuyến mới. Tổ khảo sát này chỉ huy là Tường, một
cán bộ công binh, nổi tiếng là chuyên gia phá bom trên đảo
Cồn Cỏ. Sinh cùng đi để nghiên cứu tình hình đánh phá của
địch. Kỹ sư Danh phụ trách kỹ thuật, Y tá Thiều, Dũng và ba
chiến sĩ. Họ vượt đèo 700 cắt ngang qua suối Ra Vơ, nhằm vào
một yên ngựa.

Tường là một người đàn ông lực lưỡng, mặt vuông chữ

điền, nước da ngăm ngăm, giọng nói trầm và sang sảng thường
thấy ở dân miền biển Quảng Bình. Một đêm nghỉ giữa rừng,
Danh mắc võng bên cạnh Tường. Hai người nói chuyện rông
rài, từ chuyện phiếm đến chuyện mấy o ở Quảng Bình, rồi đến
chuyện cuộc sống.

- Trước khi về Công trường 181 anh ở đâu?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.