hoại ở miền Bắc. Có lẽ vì được học trong điều kiện hòa bình và
thi cử nghiêm túc nên kiến thức học sinh đều vững vàng. Cả
những lúc ở Hà Nội, cả khi khó khăn sơ tán ở Lạng Sơn hay Hà
Bắc, lớp chuyên ngành ba chục người của Ngọc mỗi kỳ thi, mỗi
môn chỉ vài người phải thi lại. Vậy mà chỉ ba khóa sau anh,
mỗi môn thi, có khi chúng nó có đến nửa lớp phải thi lại. Mà
chúng nó kéo nhau đi thi lại cứ vui như hội, chứ không buồn
xo như sinh vên lớp Ngọc khi không qua được môn thi. Sau
bữa cơm, cả lớp bịn rịn chia tay đến cổng làng. Các bạn đi
trước. Chỉ vài tháng nữa là lớp mỗi người một ngả bước vào
đời. Rồi mỗi người lại một số phận.
Vậy là cuộc đời phía trước của Ngọc sẽ gắn với chiến
trường gian khổ, ác liệt. Ngọc nhớ khi chia tay anh đến tập
trung ở đơn vị, cha dặn: "Con đi cố gắng hoàn thành mọi
nhiệm vụ, và hãy nhớ câu này: Người anh hùng không bao giờ
hành động để lấy tiếng cho riêng bản thân mình".
Lớp tập huấn bắt đầu ngay ngày hôm sau. Giảng viên là
bốn chuyên gia Liên Xô và một số kỹ sư là sĩ quan mới học ở
Liên xô về. Họ dạy cho các học viên về cấu tạo của bộ đường
ống dã chiến, cách lắp ráp đường ống, cách khắc phục sự cố
trong quá trình vận hành, cả sự cố máy, cả sự cố trên tuyến khi
bị bom pháo đánh đứt hoặc thủng. Các kỹ sư được tách ra để
nghe giảng về nguyên lý vận hành, đường đặc tính của máy
bơm và các kiến thức cơ bản thiết kế tuyến đường ống dã
chiến. Riêng các vấn đề chiến thuật thì xem ra chưa có nhiều
điều để nói, vì đây là lần đầu tiên loại đường ống này được đưa
vào sử dụng với mục đích hoàn toàn khác với mục đích sử
dụng ban đầu. Tuy nhiên, trong một thời gian rất ngắn, các sĩ
quan cũng đã kịp soạn ra những vấn đề quan trọng nhất. Khi
chọn tuyến ống phải đảm bảo nguyên tắc Ngắn-Gần-Tránh-
Kín. Nghĩa là phải tìm đường ngắn nhất, gần chỗ có thể tập kết