DÒNG SÔNG MANG LỬA - Trang 446

dốc dài và gằn đến mức ngẩng đầu nhìn lên đỉnh dốc, thế nào
cũng rơi mũ. Hôm đầu tiên, mấy chú lính hăm hở vác ống leo
lên, lớp đất sỏi dưới chân lở từng mảng, trơn tuột xuống. Họ
không những phải làm bậc, mà còn phải buộc dây song làm lan
can cho lính bám. Đã vậy, mấy hôm vác ống trời lại mưa nên
lính cứ ngã oành oạch. Cả Tiểu đoàn trưởng Miện cũng "vồ
ếch", quần áo lấm bê bết. Bực quá ông ta hét lên, văng tục: "Dốc
gì mà chư cái con củ c...!". Ông hét lớn, cả Đại đội đang thi công
cười ồ. Từ hôm ấy, đoạn dốc này được gọi là dốc Củ C.... Hôm
Ngọc và Thục đến Sở chỉ huy Tiểu đoàn, cậu liên lạc dẫn đường
cứ vô tư: "Báo cáo các thủ trưởng, qua con dốc này là đến Tôm
Loi, nước chảy xiết lắm, rồi sau đó phải leo dốc Củ C..., mới
đến Tiểu đoàn bộ. May hôm nay trời nắng, các thủ trưởng đỡ
vất vả hơn". Cả câu nói thật nghiêm túc, mà lại có một địa danh
nghe chẳng thanh chút nào. Cậu liên lạc nói đến địa danh ấy tự
nhiên như nó đã được các cụ kỵ từ đời nào đặt cho.

- Sao lại có tên dốc lạ thế? - Thục hỏi.

- Báo cáo, từ hôm Tiểu đoàn trưởng của chúng em văng ra,

thì con dốc ấy đã thành tên quen thuộc của cả Tiểu đoàn rồi.
Có hôm, Đại đội trưởng của em bị Chính trị viên Tiểu đoàn xạc
cho một trận vì viết cả cái tên ấy vào báo cáo: Hôm nay Đại đội
hoàn thành kế hoạch chuyển ống. Riêng đoạn dốc Củ C... vì
quá dốc nên mỗi người chỉ vác được bốn ống. Chính trị viên
Tiểu đoàn bảo: Cái địa danh ấy là nói cho mọi người phân biệt,
chứ sao lại tương cả vào báo cáo. Đại đội trưởng em cự lại: Vậy
theo thủ trưởng, tôi sẽ phải viết thế nào? Chính trị viên Tiểu
đoàn bỗng nhiên cũng thấy bí: Ờ thì... cứ gọi là đoạn dốc gằn ở
bờ nam suối Tôm Loi. Mà thôi, cậu viết, tớ hiểu thế là được rồi.

Khi gặp Tiểu đoàn trưởng Miện, Thục mát mẻ:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.