hoại này. Đất cát theo dòng xăng đã bào mòn cổ trục, làm kẹt
vòng bi. Vòng bi 304 được chế tạo bởi công nghệ luyện kim và
cơ khí tinh xảo, vậy mà liên tục bị hỏng. Chỉ sau một tháng vận
hành là không còn vòng bi thay thế. Anh em thợ bơm bảo
nhau: Cát trong xăng nhai vòng bi dễ dàng như ăn gỏi chuối.
Các vòng bi 304 hỏng, xăng phun ra theo trục bơm, rất nguy
hiểm, nếu không có biện pháp khắc phục thì máy bơm không
thể hoạt động, và rất dễ xây ra hỏa hoạn.
Lê Trọng nghe báo cáo, ghi chép cẩn thận, đặt các câu hỏi
để có đủ cơ sở chắc chắn đưa ra các đề xuất với Bộ Tư lệnh và
Tổng cục Hậu cần, tháo gỡ cho Trung đoàn. Nhìn tấm bản đồ
tuyến ống chi chit các điểm địch thường xuyên đánh phá, ông
không thể không lo lắng. Từ sau chiến dịch Đường 9 - Nam
Lào, thế và lực của ta phát triển rất nhanh. Binh khí kỹ thuật
và các đoàn quân kìn kìn đổ vào mặt trận. Nhu cầu vận tải tăng
vọt mà xăng lại chuyển lên phía trước vô cùng khó khăn.
Phải rất khẩn trương mới kịp cho đợt vận hành tới. Đặng
Phúc Hành sốt ruột nhìn đồng hồ. Chỉ còn thiếu hai chiếc cút
chữ T. Cậu thợ bơm lên kho vật tư mãi chưa thấy về. Suốt từ
sáng đến giờ, đường từ đây đến đó không mấy khi ngớt tiếng
bom và đạn pháo, không hiểu cậu ta đi có trót lọt không. Sâu
trong tuyến Trường Sơn, các cán bộ kỹ thuật Trung đoàn 953
đã cắt chăn chiên thành từng dải nhỏ quấn quanh trục bơm
bên cạnh vòng bi 304. Làm như vậy mười phần xăng chảy, đỡ
được năm, sáu. Phần còn lại được khắc phục bằng cách đặt một
cái xô hứng bên dưới. Hành đã cho làm như vậy, nhưng xem ra
thật khó đảm bảo an toàn. Mình ở hậu phương, có điều kiện
hơn Trung đoàn 953, có cách nào khá hơn không? Vốn là kỹ sư
thủy điện, nhiều đêm xoay xở, tính toán theo các định luật vật
lý và thủy lực, cuối cùng cũng tìm được lối ra. Phải rồi, phải
làm cho dòng xăng chảy chậm lại đến mức cát có thể lắng