xuống đất. Nhưng nếu bát nào cũng xới đầy thế thì chưa ăn hết
bát thứ hai đã hết cơm, bởi vậy mới có công thức "đầy-vơi-đầy".
Bát thứ hai xới vơi thôi để còn cơm mà đắp trong bát thứ ba.
Ngọc không biết điều đó đã trở thành thói quen của không ít
người ăn cơm tập thể thời kỳ đói kém. Anh vẫn giữ nết ăn bình
thường như ở nhà. Mẹ anh thường dạy: Xới bát cơm đầy quá sẽ
bị người ta nhìn mình như kẻ phàm phu tục tử. Ai dè trong
buổi họp kiểm điểm cuối năm, một anh bạn đã phê bình gay
gắt: Chúng tôi biết đồng chí thường được đi ăn tiệc với những
người quan trọng, nên ngồi ăn với chúng tôi vẫn ăn nhỏ nhẹ để
tỏ ra mình thuộc tầng lớp cao sang. Đồng chí làm như vậy
chẳng khác nào coi thường anh em. Lúc đầu Ngọc ngớ ra,
không hiểu sao việc đó mà cũng bị lôi ra phê bình. Lúc sau anh
thấy ức vì có bao giờ anh coi đó là cách xem thường các bạn. Vả
lại, trong lớp đâu chỉ mình anh ăn như vậy. Đời sinh viên có
nhiều kỷ niệm đẹp, những chuyện như thế rồi dần dần nhạt
nhòa đi, nhưng cái cách đánh giá của trưởng lớp thì vẫn cứ
theo họ cho đến khi ra trường. Bây giờ, Thanh là người gần
Đảng hơn thì Thanh chỉ huy Ngọc. Điều ấy đối với Ngọc không
quan trọng. Nhưng cách cư xử của Thanh làm cho Ngọc ngạc
nhiên. Từ khi được phân công phụ trách nhóm, Thanh lúc nào
cũng muốn thể hiện vai trò quan trọng của mình. Với chiếc xắc
cốt thường xuyên trên vai, cậu ta thường cố tình xuất hiện
trước các cô gái, cao giọng chỉ dẫn những nhân viên đo đạc.
Ngay cả với Ngọc, trong giọng nói của Thanh cũng cố tình ý tứ
thể hiện uy quyền. Ngọc lặng lẽ làm những việc mà Thanh
phân công. Khi "đại quân" của Công trường 81 hành quân vào
thì tuyến đã được chuẩn bị đầy đủ để bắt tay vào thi công.
(*) Loại ô tô dành cho quan chức hàng Bộ trưởng.
Đoàn xe chở hơn bốn trăm người của Công trường 81 hành
quân từ Hà Nội, sau hai ngày thì dừng lại trong một cánh rừng