sống giữa lòng địch. Dù sao sự hy sinh của họ là quá lớn.”
“Vâng quá lớn; cũng tại bọn Mỹ Ngụy và bọn đạo Chúa”
Qua sự tuyên truyền của Võ Tấm, cô luôn luôn đồng nhất chủ nghĩa thực
dân cũ và mới với sự truyền giáo – cũ với người Pháp và mới với ông Diệm
và Mỹ. Cô chưa đủ trình độ để hiểu rằng chủ nghĩa thực dân là đứa con hư
của văn minh Tây Phương, được hoài thai từ thời Phục hưng và ngay từ
đầu Kitô giáo đã được miễn trách nhiệm về sự xuất hiện của nó. Ngày nay
kitô giáo càng được miễn tố vì xã hội Tây phương đã hoàn toàn bị tục hóa.
Đêm hôm đó, trước giờ ngủ Khánh Dung và Khánh Loan kể lại cuộc đi
chơi cho nhau nghe. Khánh Dung nói:
“Chiều nay chị và nhỏ Mỹ Hạnh cùng Mạnh Cường đi bộ qua bờ sông làng
chài. Mạnh Cường nói sẽ vào chùa làm sư, Mỹ Hạnh hỏi, ‘Vậy khi gặp
người nữ ưng ý có chịu bỏ chùa không?’ Mạnh Cường nói, ‘Bỏ tu nhưng
không bỏ chùa. Nhưng bây giờ thì chưa gặp.’ Mỹ Hạnh phang lại, ‘Vậy tu
làm gì cha nội?’ ‘À để bảo vệ chánh pháp và truyền thống chống lại văn
minh nhơ nhớp, đồi trụy và sa đọa của phương Tây. Rồi đây con rồng châu
Á sẽ quấn cổ con diều hâu Tây phương ném vào vách đá Thái sơn cho nó
tan xương nát thịt…’ Mỹ Hạnh liền táo tợn nói, ‘Thôi đi Mạnh Cường ơi,
bạn làm tiên tri từ lúc nào vậy? Bây giờ nghe tôi nói nè … bạn thử tiên tri
tôi có làm bạn ưng ý không ?’ Mạnh Cường dừng lại ngắm chị và Mỹ Hạnh
một giây rồi nói, ‘Cho tôi chọn lại được không?’ Mỹ Hạnh tức giận nói, ‘Ai
thèm anh chọn…’”
Đến đây Khánh Loan hỏi chị:
“Vậy chị có biết ý của Mạnh Cường là sao không?”
“Còn sao nữa, Mạnh Cường chưa biết chị thích cậu ta. Vả lại cậu ta đã có ý
định đi tu rồi” Khánh Dung nói.
“Không phải, Mạnh Cường đã ngầm chọn chị rồi đó. Hôm nào chị hãy tỏ
tình với cậu ta đi và biết đâu cậu ta sẽ không còn nghĩ đến chuyện vào chùa
nữa .”
Hai chị em nói cười rúc rích thêm một lúc nữa rồi đi vào giấc ngủ.
Dĩ nhiên hai chị em không biết hậu cảnh của câu chuyện Mạnh Cường.
Chính Võ Tấm đã gợi ý cho Mạnh Cường vào chùa để sau này làm “dân