đối.”
“Ừ bà đi đi, nhưng chuyện phân chia của cải thì tôi phải tính lại, bà đừng ép
tôi.”
“Tôi không ép ông mà ông ép tôi. Tôi không thể mang công mắc nợ vì một
người bất nghĩa như ông.”
Tuy Lê Bát nói mạnh cho đỡ quê, nhưng thật sự Kim Thản đã đưa ra cho
chồng một bài toán hóc búa và có lẽ ông phải nhượng bộ thôi. Đã vậy bà ta
còn lải nhải tiếp:
“Tôi sẽ nói việc này cho cha ông. Lúc đó ổng sẽ chửi ông muốn bỏ tôi để
lấy gái tơ cho ông muối mặt. Bỏ đạo Chúa, ông lấy mấy vợ mà không
được. Rồi ông coi tôi và ông ai còn nhan sắc và sự quyến rũ hơn ai.”
“Im ngay đồ quỷ cái.” Lê Bát tức giận hét lớn và bỏ đi.
Mặc dù suy nghĩ nhiều nhưng Lê Bát không tìm ra đáp án cho bài toán mà
vợ ông đưa ra. Ông tự nhủ, “Vợ mình nó thành chằn tinh từ lúc nào vậy.
Mà nhan sắc của nó vẫn còn mượt mà dù làm ăn vất vả, ban đêm còn chiều
mình hết mức, trong khi mình lại mau già quá.”
Sau đó ông lại tự nhủ, “Nhưng mình cũng chưa biết mô tê về đạo Phật.
Hình như ông Phật là con một ông vua Thái Lan nhường ngôi cho em trai ở
Băng-cốc và vào rừng gần biên giới nước Lèo để tu hành, sau thành Phật .”
Sau cùng ông nói, “Thôi có lẽ mình phải năn nỉ nó bỏ qua việc này cho gia
đình êm ấm.”
Sau đó hai ngày, thánh lễ buổi chiều vừa kết thúc, Kim Thản vội ra về thì
gặp ngay cha Tây chính xứ ở khuôn viên trước nhà thờ. Ông này người Tây
Ban Nha râu tóc đều bạc và dợn sóng nhưng nói tiếng Việt rất sõi: ông đã
coi sóc giáo xứ này mười lăm năm nay. Ông chào Kim Thản:
“Cha chào con.”
“Dạ con chào cha.”
“Con có chuyện nói với cha mà sao con vội thế?”
“À dạ, không biết con có nên quấy rầy cha không.” Kim Thản ngạc nhiên
vì không hiểu tại sao cha xứ biết mình có điều nghĩ ngợi.
“Không, cha muốn nghe con nói những gì làm con lo lắng. Ta vào phòng
khách đi.”