CHỢ TRÔI
G
he nước đá sáng sớm nhắn vói hai bờ, bảo dân xóm Rạch khỏi chờ,
Tám Lê sẽ không tới nữa. Chiếc ghe hàng bông cùng người đàn bà mặn mà
đã mang thằng con của ông Sáu Lò Rèn đi mất. Nuốt không trôi cái sự thật
con trai bỏ nhà theo tiếng gọi tình, ông già xách mác vót lục lọi nát mấy
khúc sông. Nhưng nước sớm xóa dấu vết, phẳng lặng như chưa từng xước
dưới lườn ghe. Kinh rạch thì giăng giăng, nếu may mắn bắt được đôi tình
nhân so le, lúc đó chắc lưỡi dao cũng gỉ sét rồi, ông già còn biết làm gì
người đàn bà lớn hơn con trai ông mười sáu tuổi, bưng một đứa trẻ ra và nói
đây là cháu nội ba. Đành vái trời cho cái đời sống nổi trôi làm thằng con
trai buồn chân nhớ đất mà tự trồi đầu về.
Cuộc trốn chạy làm đàn bà xóm Rạch nhốn nháo đến tuần sau. Chợ trôi
không ngang qua, bữa ăn thiếu thịt. Ngó quanh chỉ tìm được mấy cái hột vịt
kho ăn với mớ rau luộc hái sau nhà. Ít xà bông còn lại không đủ giặt mẻ
quần áo trẻ con. Chai nước mắm cũng gần cạn đến đáy. Chợ xã thì xa, cách
nửa giờ đò.
Mới hôm qua mọi chuyện vẫn còn dễ dàng, chỉ cần bước ra trước nhà
ngoắc ghe Tám Lê ghé lại. Chiếc ghe tưởng nhỏ mà hỏi gì cũng có, từ thịt
cá đến rau củ, từ cây kim tây cho tới thùng chứa nước mưa. Họa hoằn vài
thứ không sẵn trên ghe, chủ chợ hẹn lại sáng mai mang tới. Bảy năm buôn
bán rạch trên kinh dưới, chợ trôi đi theo sự chống chèo của người đàn bà
đơn lẻ. Hỏi từ đâu tới thì chị kêu lên một địa danh lạ hoắc, hỏi chồng con
đâu thì chị hát “Bến cũ đò xưa, sao người quên bến đò xưa/chiều yên tiếng
gió mà nỉ non ai khóc một mình/anh buông chèo, chứ ai chèo em lái qua
truông/dòng sông bát ngát mà lẻ loi trơ trọi dòng đời”. Bài Dòng đời bình