DÒNG THỜI GIAN - Trang 45

hạn trần. Doniger biết rằng xã hội sẽ đòi hỏi máy tính có khả năng xử lý cao
hơn nữa nhưng gã đã không nhìn ra hướng nào để đạt được nó.

Nản lòng, gã liền quay lại với niềm đam mê trước kia, vật lý siêu dẫn.

Gã thành lập công ty thứ hai, Từ Trường Tiên Tiến, sở hữu vài bằng sáng
chế cần thiết từ những chiếc máy chụp cộng hưởng từ (MRI) hiện đại và bắt
đầu công cuộc cách mạng ngành y. Từ Trường Tiên Tiến được trả hai trăm
năm mươi nghìn đô la tiền bản quyền cho mỗi máy MRI được sản xuất ra.
Đó là một “con bò sữa vắt ra tiền”, Doniger từng nói, “và cũng hấp dẫn
ngang với vắt sữa bò.” Chán nản và muốn kiếm tìm thử thách mới, gã lại
bán nó đi vào năm 1988. Lúc đó gã hai tám tuổi và công ty đáng giá một tỷ
đô la. Nhưng trong suy nghĩ của mình, gã vẫn chưa thấy thế là đủ.

Năm tiếp theo, 1989, gã lại thành lập ITC.

*

*

Một trong những thần tượng của Doniger là nhà vật lý Richard Feynman.
Vào đầu những năm tám mươi, Feynman đã tiên đoán rằng có thể chế tạo
một chiếc máy tính sử dụng những đặc tính lượng tử của nguyên tử. Trên lý
thuyết, một chiếc “máy tính lượng tử” có thể mạnh hơn hàng tỷ tỷ lần so với
bất cứ chiếc máy tính nào từng được chế tạo. Nhưng ý tưởng của Feynman
cần một công nghệ hoàn toàn mới – một công nghệ phải được tạo nên từ con
số không, một công nghệ thay đổi tất cả mọi định luật. Vì chẳng ai nhìn thấy
khả năng chế tạo được máy tính lượng tử trong thực tiễn nên ý tưởng của
Feynman nhanh chóng bị lãng quên.

Nhưng Doniger thì không quên.

Vào năm 1989, Doniger bắt tay vào chế tạo chiếc máy tính lượng tử

đầu tiên. Ý tưởng thật đột phá – và cũng thật liều lĩnh – đến nỗi gã không hề
công khai dự định của mình. Gã lặng lẽ đặt tên công ty là ITC, Tập đoàn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.