ĐỒNG TIỀN LÊN NGÔI - Trang 302

ngân hàng lựa chọn để cho vay những đồng đô la dầu mỏ của Trung Đông
chính là khu vực ưa thích trước đây. Từ năm 1975 đến 1982, Mỹ Latin đã
tăng gấp bốn lần các khoản vay nước ngoài từ 75 tỷ đô la lên trên 315 tỷ đô
la. (Các quốc gia Đông Âu cũng bước vào thị trường vay vốn, một dấu hiệu
chắc chắn về sự sụp đổ không thể tránh khỏi của khối Cộng sản này.) Sau
đó, tháng 8/1982, Mexico tuyên bố rằng họ không còn có khả năng trả nợ
nữa. Toàn bộ lục địa nằm chênh vênh trên bờ vực phá sản. Song đã qua rồi
những ngày mà các nhà đầu tư có thể trông đợi các chính phủ của họ sẽ gửi
pháo hạm đến khi chính phủ nước ngoài hành xử không đúng mực. Giờ đây,
vai trò cảnh sát tài chính thuộc về hai nhà ngân hàng không vũ trang là Quỹ
Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới. Khẩu lệnh mới của hai tổ chức này
là "có điều kiện": không có cải cách thì sẽ không có tiền. Cơ chế ưa thích
của các tổ chức này là chương trình điều chỉnh cơ cấu. Và bộ chính sách mà
các nước vay nợ buộc phải chấp nhận được mang tên gọi là Đồng thuận
Washington, một danh mục mong muốn gồm mười chính sách kinh tế chắc
hẳn sẽ làm cho cả chính quyền đế quốc Anh cách đó một trăm năm cũng
phải vui sướng.

[575]

Chính sách thứ nhất là áp đặt quy tắc tài khóa để giảm

thiểu hoặc chấm dứt thâm hụt ngân sách. Cơ sở tính thuế cần được mở
rộng, còn mức thuế cần được hạ xuống. Phải để thị trường thiết lập lãi suất
và tỷ giá. Thương mại, và nhất là các luồng vốn, phải được tự do hóa. Thế
là bỗng nhiên đồng tiền "nóng", từng bị khai trừ thời Bretton Woods, lại
nóng hổi trở lại.

Tuy nhiên, đối với một số nhà phê bình thì Ngân hàng Thế giới và Quỹ

Tiền tệ Quốc tế chẳng hơn gì nhân viên của chủ nghĩa đế quốc Mỹ muôn
thuở. Bất cứ khoản vay nào từ IMF hoặc từ Ngân hàng Thế giới, họ bảo, rồi
sẽ lại chỉ dùng để mua hàng hóa Mỹ từ các công ty của Mỹ - mà thường là
vũ khí để duy trì các chế độ độc tài tàn bạo hoặc các tập đoàn đầu sỏ tham
nhũng đang nắm quyền. Phí tổn từ "điều chỉnh cơ cấu" sẽ do chính các đối
tượng không may nằm dưới những chính quyền này gánh chịu. Và lãnh đạo
nào ở Thế giới thứ ba bước chệch ra khỏi đường lối này sẽ nhanh chóng
nhận ra mình gặp phải khó khăn. Những điều đó đã trở thành các luận điểm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.