ĐỒNG TIỀN LÊN NGÔI - Trang 331

không xảy ra suy thoái ở Mỹ trong vòng năm năm tới đây. "Tôi đã cược là
thế giới này sẽ không tiến đến sự cáo chung" ông ta thừa nhận sáu tháng sau
đó. "Chúng tôi thua rồi." Hẳn rồi, ở thời điểm cuối tháng 5/2008, cuộc suy
thoái của Mỹ có vẻ đã bắt đầu. Thế còn sự cáo chung của thế giới thì sao?

Đúng là khó có thể hình dung vào tháng 5/2008 là Trung Quốc (chưa nói

gì tới các nước khác trong nhóm BRIC) lại sẽ có thể hoàn toàn không bị tổn
hại gì bởi cuộc suy thoái ở Mỹ. Nước Mỹ vẫn là đối tác thương mại lớn
nhất của Trung Quốc, chiếm khoảng một phần năm tổng kim ngạch xuất
khẩu của Trung Quốc. Nhưng mặt khác, tầm quan trọng của xuất khẩu ròng
đối với tăng trưởng của Trung Quốc đã giảm một cách đáng kể trong những
năm gần đây.

[631]

Hơn thế nữa, việc tích lũy dự trữ ngoại hối của Trung

Quốc đã đưa Bắc Kinh lên vị trí đầy sức mạnh là có thể đề nghị bơm vốn
vào các ngân hàng đang vật lộn của Mỹ. Sự phát triển của các quỹ phòng hộ
chỉ là một phần câu chuyện về sự chuyển hướng sau năm 1998 của nền tài
chính toàn cầu. Điều thậm chí còn quan trọng hơn là sự phát triển của các
quỹ lợi ích quốc gia (sovereign wealth fund), đơn vị pháp nhân được các
quốc gia có thặng dư thương mại lớn thành lập để quản lý số của cải đang
được tích tụ của họ. Đến cuối năm 2007, các quỹ lợi ích quốc gia đã quản lý
khoảng 2.600 tỷ đô la, nhiều hơn tất cả các quỹ phòng hộ trên thế giới cộng
lại, và không kém bao nhiêu so với các quỹ lương hưu chính phủ và dự trữ
của các ngân hàng trung ương. Theo một dự báo của Morgan Stanley, trong
vòng 15 năm các quỹ này có thể chạm mức tài sản 27.000 tỷ đô la - nhiều
hơn 9% toàn bộ tài sản tài chính toàn cầu. Ngay từ năm 2007, các quỹ lợi
ích quốc gia châu Á và Trung Đông đã chuyển sang đầu tư vào các công ty
tài chính phương Tây, trong đó có Barclays, Bear Stearns, Citigroup,
Merrill Lynch, Morgan Stanley, UBS và các công ty vốn cổ phần tư nhân
Blackstone và Carlyle. Đã có lúc người ta cảm thấy như thể các quỹ lợi ích
quốc gia sắp đạo diễn một cú giải cứu trên phạm vi toàn cầu đối với nền tài
chính phương Tây; một sự đảo ngược vai trò tối hậu trong lịch sử tài chính.
Đối với những người ủng hộ cái mà George Soros đã từng gọi một cách
khinh bỉ là "tư tưởng chính thống về thị trường", có một điểm khác thường

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.