công nghiệp là một "quá trình tiến hóa", điều này cũng có thể áp dụng được
cho tài chính:
Tính tiến hóa này... không chỉ là do đời sống kinh tế diễn ra trong một
môi trường xã hội và tự nhiên luôn thay đổi, và lúc thay đổi thì làm biến đổi
dữ liệu của hành động kinh tế; đây là điều quan trọng và những thay đổi
này (chiến tranh, cách mạng...) thường là điều kiện cho sự thay đổi công
nghiệp, nhưng chúng không phải động lực chính. Tính tiến hóa này cũng
không phải là do sự tăng dân số và vốn gần như tự động hay tính bất
thường của các hệ thống tiền tệ, vai trò của chúng cũng đúng như những
thay đổi trên. Động lực cơ bản giữ cho động cơ tư bản chuyển động chính
là đến từ các loại hàng hóa tiêu thụ mới, các phương thức sản xuất hoặc
vận chuyển mới, các thị trường mới, các hình thức tổ chức công nghiệp mới
mà nền kinh doanh tư bản tạo ra... Việc mở ra những thị trường mới, kể cả
trong nước hay ngoài nước, và sự phát triển về mặt tổ chức từ chỗ xưởng
thủ công và nhà máy, đến những công ty như Thép Mỹ cho thấy cùng một
quá trình - cho phép tôi dùng thuật ngữ sinh học - đột biến công nghiệp đã
không ngừng cách mạng hóa kết cấu kinh tế ngay từ bên trong; nó không
ngừng phá hủy kết cấu cũ, không ngừng tạo ra kết cấu mới. Quá hình Phá
hủy Sáng tạo này là một sự thật cơ bản của chủ nghĩa tư bản.
Một điểm mấu chốt được rút ra từ các nghiên cứu gần đây là quy mô lớn
của sự phá hủy xảy ra trong một nền kinh tế hiện đại. Khoảng một trong số
mười công ty của Mỹ biến mất mỗi năm. Chính xác từ năm 1989 đến 1997
khoảng 611.000 công ty đã biến mất mỗi năm, trong tổng số 5,73 triệu công
ty. Cần chú ý rằng 10% là mức tuyệt chủng trung bình; trong một số khu
vực của nền kinh tế, nó có thể lên đến 20% vào một năm tệ hại (ví dụ như
ngành tài chính Quận Columbia, vào năm 1989, tại đỉnh điểm của cuộc
khủng hoảng Tiết kiệm và Cho vay).
Theo như Bộ Kinh doanh và Sản
xuất Anh, 30% các công ty có đăng ký thuế biến mất sau ba năm.
Kể
cả nếu chúng sống sót qua một vài năm đầu và tiếp tục thành công lớn thì
hầu hết các công ty cuối cùng cũng sẽ thất bại. Trong 100 công ty lớn nhất
thế giới vào năm 1912, đến năm 1995 đã có 29 công ty phá sản, 48 công ty