bị xóa sổ, và chỉ có 19 công ty còn lưu lại trong top 100.
phần lớn hoạt động của ngân hàng và thị trường chứng khoán là cung cấp
tài chính cho các công ty, ta cũng không nên ngạc nhiên khi thế giới tài
chính cũng có sự phá hủy sáng tạo tương tự. Chúng ta đã nhận thấy mức
đóng cửa cao đối với các quỹ phòng hộ. (Lý do duy nhất mà các ngân hàng
không bị phá sản nhiều như vậy là, như ta sắp thấy, do chúng được các
chính phủ bảo vệ công khai và ngấm ngầm để khỏi sụp đổ.)
Có những đặc tính chung nào giữa thế giới tài chính và một hệ thống tiến
hóa thực thụ? Có thể nghĩ ngay tới sáu đặc tính:
- "Gien": theo nghĩa là có một số tập quán kinh doanh đóng vai trò giống
như gien trong sinh học, chúng cho phép thông tin được ghi vào "bộ nhớ tổ
chức" và được truyền từ cá nhân này tới cá nhân khác, hay từ công ty này
sang công ty khác, mỗi khi một công ty mới được thành lập.
- Khả năng đột biến ngẫu nhiên, trong thế giới kinh tế thường được gọi
là sáng kiến, và nó thường nhưng không phải luôn luôn mang tính công
nghệ.
- Cạnh tranh giữa các cá thể trong một loài để giành tài nguyên, kết quả
tính theo tuổi đời và sự nhân giống sẽ quyết định những tập quán kinh
doanh nào được di truyền.
- Cơ chế chọn lọc tự nhiên thông qua sự phân phối vốn và nguồn nhân
lực dựa theo thị trường và khả năng chết đi nếu hoạt động kém, còn gọi là
"sống sót chênh lệch".
- Khả năng hình thành loài giúp bảo đảm đa dạng sinh học thông qua
việc hình thành những loại tổ chức tài chính hoàn toàn mới.
- Khả năng tuyệt chủng, khi mà một loài chết hết.
Lịch sử tài chính thực chất là kết quả của sự đột biến về mặt tổ chức và
chọn lọc tự nhiên. Những "biến động" (drift) (các sáng kiến hoặc đột biến
xảy ra ngẫu nhiên chứ không phải do chọn lọc tự nhiên) và những "dòng"
(flow) (các sáng kiến hoặc đột biến xảy ra ví dụ như khi những tập quán của
Mỹ được các ngân hàng Trung Quốc áp dụng) có tính tình cờ cũng góp
phần vào đó. Ngoài ra còn có sự "đồng tiến hóa" khi mà các loài tài chính