Cũng có thể, khả năng cực kỳ khó chịu về một vụ khủng hoảng thanh khoản
sắp xảy ra khiên họ đi tìm những lý do chứng minh rằng thanh khoản sẽ
không cạn, nhưng họ lại không đi tìm những lý do chứng minh rằng nó sẽ
xảy ra. Nhưng nếu câu hỏi cụ thể là "Tại sao nhiều người khác không làm
gì đi?" thì một yếu tố có thể là chính những người đang hỏi câu hỏi đấy lại
liếc mắt nhìn xem người khác có phản ứng gì không... trong khi bản thân cố
tỏ ra đĩnh đạc và không bối rối.
Phần lớn sự lệch lạc trong suy nghĩ của chúng ta đương nhiên là kết quả
của tiến hóa. Lý do thứ ba cho con đường lộn xộn của lịch sử tài chính cũng
liên quan tới thuyết tiến hóa, mặc dù chỉ là qua phép tương tự. Người ta
thường nói rằng tài chính có đặc tính giống như thuyết Darwin. "Chọn lọc
tự nhiên" là một câu mà các nhà kinh doanh xông xáo thích dùng; và như ta
đã thấy, các ngân hàng đầu tư thích mở những cuộc họp với những cái tên
như "Sự tiến hóa của thành tựu". Nhưng cuộc khủng hoảng Mỹ năm 2007
đã khiến việc sử dụng ngôn ngữ như vậy còn tăng thêm. Trợ lý Bộ trưởng
Tài chính Mỹ Anthony W. Ryan không phải người duy nhất nói về làn sóng
tuyệt chủng tài chính xảy ra vào nửa sau năm 2007. Andrew Lo, Giám đốc
Phòng Nghiên cứu về Toán Tài chính của trường Đại học Công nghệ
Massachusetts là người đi tiên phong trong nỗ lực tái định nghĩa thị trường
tài chính như là những hệ thống mang tính thích nghi.
lịch sử dài hạn về sự phát triển của các dịch vụ tài chính cũng cho thấy rằng
các lực tiến hóa cũng góp mặt trong thế giới tài chính không kém gì trong
thế giới tự nhiên.
Ý niệm rằng có những quá trình mang tính tiến hóa đang tác động vào
nền kinh tế đương nhiên không phải là mới. Ngành kinh tế học tiến hóa là
một phân ngành đã có tên tuổi, nó có hẳn một tờ tạp chí riêng từ 16 năm
trước
Thorstein Veblen đã lần đầu tiên đưa ra câu hỏi "Tại sao kinh tế
học lại không phải một ngành khoa học tiến hóa?" (ý rằng nó cần phải là
như vậy) từ tận năm 1898.
Trong một đoạn nổi tiếng trong cuốn
Capitalism, Socialism and Democracy (Chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xã hội
và nền dân chủ), Joseph Schumpeter đã nêu lên đặc trưng của nền tư bản