hằng quý - đã tạo ra cơ hội để có những dạng công ty tư nhân mới. Điều
quan trọng trong tiến hóa không phải là kích thước hay độ phức tạp (quá
một mức nào đấy). Tất cả những gì quan trọng là bạn giỏi sống sót và di
truyền lại gien của mình. Tương ứng ở giới tài chính là phải giỏi tạo ra lợi
nhuận từ vốn và tạo ra những người bắt chước mô hình kinh doanh của
mình.
Trong thế giới tài chính, sự đột biến và hình thành loài thường là phản
ứng tiến hóa với môi trường và sự cạnh tranh, và chọn lọc tự nhiên quyết
định những tính trạng mới nào sẽ được phổ biến rộng rãi. Đôi lúc, như
trong thế giới tự nhiên, quá trình tiến hóa phải hứng chịu những biến động
lớn dưới dạng chấn động địa chính trị và các cuộc khủng hoảng tài chính.
Điều khác biệt đương nhiên là ở chỗ các thiên thạch khổng lồ (như thiên
thạch đã xóa sổ 85% các loài sinh vật vào cuối kỷ Phấn Trắng) là chấn động
ngoại sinh, còn các khủng hoảng tài chính có nguyên nhân nội sinh từ chính
hệ thống tài chính. Vụ Đại Suy thoái những năm 1930 và Đại Lạm phát vào
những năm 1970 thực sự là những thời điểm gián đoạn lớn, với các vụ
"tuyệt chủng hàng loạt" như khủng hoảng ngân hàng những năm 1930 và
khủng hoảng Tiết kiệm và Cho vay những năm 1980.
Có phải một chuyện tương tự đang xảy ra trong thời của chúng ta
không? Đương nhiên là sự suy giảm mạnh của các điều kiện tín dụng vào
mùa hè 2007 đã tạo ra những vấn đề lớn với nhiều quỹ phòng hộ, khiến
chúng dễ bị các nhà đầu tư thu hồi. Nhưng một đặc tính quan trọng của vụ
khủng hoảng tài chính gần đây là áp lực đối với các ngân hàng và công ty
bảo hiểm. Lỗ từ chứng khoán được bảo đảm bởi tài sản và những khoản vay
mạo hiểm khác có thể nhiều hơn một nghìn tỷ đô la. Vào thời điểm cuốn
sách này được viết (5/2008), khoảng 318 tỷ đô la bút toán giảm (ghi lỗ trên
sổ sách) đã được ghi nhận, tức là còn hơn 600 tỷ đô la chưa được đưa ra
ánh sáng. Từ lúc bắt đầu khủng hoảng, các tổ chức tài chính đã góp được
225 tỷ đô la tiền vốn mới, còn thiếu hụt dưới 100 tỷ đô la một chút. Vì các
ngân hàng thường có mục tiêu duy trì bất biến tỷ lệ vốn trên tài sản là dưới
10%, nên các bảng cân đối có thể phải co rút đi đến 1.000 tỷ đô la. Mặc dù
vậy, sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng ngầm ngoài bảng cân đối như các