vào năm 1427.
Đó thực sự là một núi nợ - từ đó mới có cái tên monte
commune hay núi nợ công.
Tới đầu thế kỷ 15, tiền vay chiếm tới gần
70% thu nhập của thành phố. "Núi" nợ này tương đương với hơn một nửa
tổng sản lượng hằng năm của nền kinh tế Florence.
Những người Florence có thể vay mượn số tiền khổng lồ như vậy từ ai?
Câu trả lời là từ chính họ. Thay vì trả thuế đất đai, các công dân giàu có có
nghĩa vụ cho chính phủ thành phố mình vay tiền. Để đổi lấy các khoản cho
vay bắt buộc này (gọi là prestanze), họ nhận được tiền lãi. Chính xác thì
hành vi này không gọi là cho vay lấy lãi (là thứ như chúng ta biết, bị Giáo
hội ngăn cấm) do khoản tiền cho vay là bắt buộc; và để phù hợp với giáo
luật, khoản tiền lãi được coi như là tiền đền bù (damnum emergens) cho
những chi phí thực tế hay giả định phát sinh từ khoản đầu tư bắt buộc. Như
Hostiensis (hay Henry) ở Susa đã viết vào khoảng năm 1270:
Nếu một thương nhân nào đó, quen với việc theo đuổi các hoạt động
trao đổi thương mại công bằng và hưởng lợi từ các hoạt động này, mà vì
lòng từ thiện, cho tôi, người đang hết sức cần tiền, vay một khoản tiền mà lẽ
ra anh ta có thể sử dụng để kinh doanh, thì tôi sẽ có nghĩa vụ bù đắp
interesse (lợi ích) cho anh ta [chú ý đây chính là nghĩa sử dụng ban đầu
của từ "interest" - tiền lãi]...
Một đặc điểm quan trọng của hệ thống Florence là người ta có thể bán
các khoản tiền cho vay này cho những công dân khác nếu nhà đầu tư cần có
tiền mặt ngay; nói cách khác, chúng là những tài sản có tính thanh khoản
khá cao, cho dù những trái phiếu này vào thời đó chỉ là vài dòng không hơn
không kém ghi trong một cuốn sổ bọc da.
Như vậy, trên thực tế, Florence đã biến công dân của mình thành những
nhà đầu tư lớn nhất. Cho tới đầu thế kỷ 14, hai phần ba các hộ gia đình ở
đây đã đóng góp theo cách thức này để tài trợ cho khoản nợ công của chính
quyền, mặc dù hầu hết phần đóng góp đến từ số ít ỏi vài nghìn cá nhân giàu
có.
Các khoản bút toán của nhà Medici trong "Ruolo delle prestanze"
("Sổ cho vay") không chỉ minh chứng cho sự giàu có của gia đình này vào
thời điểm đó, mà còn thể hiện mức độ đóng góp của họ cho ngân khố thị