Lão Licuôcgô gãi gãi tai, và buông một tiếng thở dài.
- Nhưng tôi nghe nói - Hôxê lại tiếp - một số người quanh đây đã đặt cày
của họ vào những vạt đất lớn thuộc sở hữu của tôi, rồi họ lấn chiếm dần
dần. Ở đây chẳng có mốc, chẳng có cọc, cũng chẳng có sở hữu thực sự nào
cả, bác Licuôcgô ạ.
Lão thợ cày yên lặng, dường như tâm trí lão còn đang nghiền ngẫm
những điều gì sâu sắc, nên một lát sau lão mới diễn giải được:
- Lão Paxô Largô
mà chúng tôi thường gọi là “nhà triết học”, vì lão rất
ranh mãnh, tinh khôn, đã vượt qua cả chỗ đền thờ mà đặt cày của lão vào
đây. Lão cứ gặm dần gặm dần, thế mà đã nuốt được sáu phanêga
- Thật là một thứ triết học không thể so sánh được. - Hôxê cười nói - tôi
đánh cuộc là không phải chỉ có một mình lão là nhà triết học duy nhất
đâu...
- Ngạn ngữ có câu: “Người nào biết việc người ấy”, và nếu “chuồng bồ
câu không thiếu mồi thì không thiếu chim câu!”. Nhưng thưa cậu, đối với
cậu thì có thể nói là “dưới mắt của chủ nhân, con bò nào cũng béo tốt cả”.
Bây giờ cậu về đây thì cậu sẽ phục hồi được trang trại của mình thôi.
- Có thể là không dễ dàng đâu, bác Licuôcgô ạ. - Hôxê trả lời đúng lúc
ba người đi vào một con đường nhỏ, hai bên có những ruộng lúa mì rất tốt,
đã chín vàng, trông thật vui mắt - A, cánh đồng này có vẻ được chăm sóc
tốt hơn cả. Tôi nhận thấy không phải tất cả đều là ảm đạm, nghèo khổ ở
trang trại “Rừng Bạch Dương” này.
Lão thợ cày xịu mặt, nhưng giả bộ thờ ơ, coi thường cánh đồng vừa được
Hôxê khen, rồi nói giọng rất khiêm tốn:
- Thưa cậu, chỗ này là của tôi đấy ạ.
- Chết nỗi, xin lỗi bác - Hôxê sốt sắng nói ngay - tôi cũng đã định đưa
liềm của mình vào đất đai của bác rồi đấy. Vậy ra cái triết học ở đây là một
bệnh hay lây.
Họ đi xuống một khe cạn nguyên là một con suối nông và nước hầu như
không chảy. Sau khi qua khe cạn, họ lại đi vào một vùng đầy sỏi đá và